Nghĩa vụ BHXH và thuế TNCN khi làm việc nhiều nơi

Chủ đề   RSS   
  • #567565 31/01/2021

    Nghĩa vụ BHXH và thuế TNCN khi làm việc nhiều nơi

    Hiện tại bạn mình đang thực tập hỗ trợ kế toán thuế. Bạn mình cần tìm hiểu những thông tin, nhờ mọi người giải đáp giúp mình ạ!
     
    - Mình muốn biết một người lao động thì được quyền tham gia bảo hiểm xã hội ở 2  công ty không ạ? Nếu không được thì mình cần những giấy tờ như thế nào để chứng minh đã tham BHXH, và bên còn lại mình không cần tham gia ạ?
     
    - Nếu một người làm ở 2 cty thì thuế TNCN phải tính và nộp như thế nào ạ?
    Nhờ mọi người hỗ trợ giải đáp giúp ạ!
     
    476 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #567567   31/01/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Về vấn đề của bạn, mình có tìm hiểu và xin chia sẻ một số nội dung như sau:
     
    Tại Điều 42 của Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu:
     
    Điều 42. Quản lý đối tượng
     
    1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
     
    Theo đó, khi người lao động làm việc ở nhiều nơi khác nhau, thuộc đối tượng tham gia BHXH ở nhiều nơi thì người lao động sẽ đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động. Việc xác định đã giao kết bao nhiêu nơi, mức đóng như thế nào thì đơn vị có thể trao đổi với người lao động đó hoặc các thao tác trên phần mềm kê khai BHXH. Hiện các quy định pháp luật không hướng dẫn rõ hơn về nội dung này.
     
    Đối với vấn đề thuế TNCN, thì người lao động làm ở công ty nào sẽ nhận thu nhập chịu thuế TNCN riêng tại nơi đó nên sẽ xác định thuế TNCN tại từng công ty đó. Bạn cần lưu ý trong trường hợp này là cá nhân chỉ được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc tại một nơi mà thôi chứ không phải được giảm trừ tại tất cả các nơi có thu nhập. Việc ủy quyền quyết toán thuế chỉ áp dụng khi đáp ứng một trong các điều kiện tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
     
    - Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.
     
    - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
     
    - Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
     
    Nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì cá nhân phải tự đi quyết toán thuế TNCN thông qua các chứng từ khấu trừ thuế TNCN nhận được từ phía đơn vị chi trả thu nhập chịu thuế TNCN.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (31/01/2021)