Nghỉ việc cty không cho phép làm lại cty khách hàng

Chủ đề   RSS   
  • #59937 08/09/2010

    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghỉ việc cty không cho phép làm lại cty khách hàng

    Xin chào,
    Nhờ ls tư vấn cho tôi vấn đề sau :

    Cty tôi là loại hình dịch vụ cho thuê IT và để khỏi bị tình huống nhân viên IT này nghỉ việc và xin lại vào cty khách hàng làm việc nên cty tôi đã ký hợp đồng với cty khách hàng là không được phép nhận nhân viên này trong vòng 3 năm cho dù người đó nghỉ việc. vậy cho tôi hỏi thỏa thuận trên có đúng pháp luật không?

    Nếu trường hợp người đó nghỉ rồi và bàn giao công việc hoàn chỉnh cho nhân viên thay thế mới và một thời gian cty khách hàng vẫn muốn nhận tôi vào làm như vậy cty khách hàng có sai không?
    Cập nhật bởi admin ngày 11/09/2010 04:00:00 PM
     
    10736 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #60160   09/09/2010

    lstung
    lstung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn! vấn đề của bạn mình xin được trả lời như sau:

    Những lĩnh vực đặc thù liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng, an ninh, bí  mật của công ty thì theo thỏa thuận sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một khoản thời gian nhất định người lao động đó mới được làm việc cho doanh nghiệp khác trong lĩnh vực đó.

    Công ty của bạn là loại hình cho thuê dịch vụ IT để làm công tác bảo trì, sữa chữa máy tính... thì không phải là liên quan đến lĩnh vực bí mật của công ty.

    Do vậy công ty ký hợp đồng với công ty đối tác trong thời gian 3 năm không được thuê nhân viên làm cho công ty là một thỏa thuận trái với quy định của pháp luật

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi admin ngày 11/09/2010 04:04:08 PM

    Chuyên viên: Lê văn Tùng

    VPLS GIA ĐỊNH VÀ CỘNG SỰ

    số 08 Đặng văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

    ĐT: 0908 559 880

    Email: levantung31@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #60169   09/09/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


            Theo quan điểm của cá nhân tôi, Thỏa thuận giữa công ty và khách hàng không trái với quy định của pháp luật:
              - Thứ nhất: Việc tuyển dụng lao động là quyền của doanh nghiệp, việc tuyển dụng người như thế nào, điều kiện gì là do doanh nghiệp quyết định. Đây là quyền tự do của doanh nghiệp.
              - Thứ hai: Mọi chủ thể đều có quyền tự do tham gia thỏa thuận trong giao lưu dân sự, trừ trường hợp do pháp luật cấm.
              Do đó, việc công ty khách hàng thỏa thuận không tuyển dụng những người đã làm việc trong công ty của bạn trong thời hạn 3 năm là quyền của doanh nghiệp.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #60252   10/09/2010

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào mọi người,

    Vấn đề này khá hay. Nó cũng tương tự như trường hợp: trong một số công ty đặc thù (trong đó có công ty luật), bên cạnh việc ký kết HĐLĐ, các công ty thường yêu cầu người lao động ký phụ lục hợp đồng quy định chi tiết công việc (job description) và có đề cập quy định bảo mật thông tin, rồi cam kết sau khi nghỉ công ty sẽ không được làm công ty có cùng ngành nghề hoạt động, đối kháng trực tiếp trong vòng ... năm.

    Điều này nghe cũng vô lý, ví dụ: người làm sale phần mềm thì khi nghỉ việc nơi này, họ tiếp tục nghề và muốn làm sale cho phần mềm khác chứ. Vấn đề là đối kháng thế nào. Ở nước ngoài việc cam kết này sẽ rất được tôn trọng và tuân thủ. Còn ở VN tôi tìm không thấy quy định điều chỉnh vấn đề này. Có thể xem đó là thỏa thuận dân sự? và nếu NLĐ vi phạm thì chế tài ra sao?

    Trở lại vấn đề bạn
    benga16 hỏi, tôi thấy cũng còn lấn cấn. Gọi thỏa thuận giữa cty bạn và cty khách hàng là trái với quy định thì cũng không hẳn, nhưng có gì đó nghịch nghịch với quyền tự do lựa chọn việc làm của NLĐ, mặc dù đó là thỏa thuận riêng của cty khách hàng thôi. Cty khách hàng có thể vì muốn "giữ hòa khí" nên phải ký thỏa thuận.

    Đặt trường hợp 2 bên đã có thỏa thuận, rồi cty khách hàng sau 1 năm không còn làm việc với cty bạn nữa, giả sử lúc đó bạn cũng đã nghỉ cty đang làm. Vậy, không còn cần thiết "giữ hòa khí" nữa thì cty khách hàng có quyền tuyển dụng bạn hay không? nếu vi phạm thỏa thuận thì chế tài bằng hình thức nào? bồi thường ra sao?. Không biết có tiền lệ xét xử ở VN chưa?

    Mong các bạn trao đổi thêm. Cám ơn.
    Cập nhật bởi admin ngày 10/09/2010 11:29:57 AM Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 10/09/2010 11:10:45 AM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #60321   10/09/2010

    Giaphu
    Giaphu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình thì nếu cty đó chừng minh được thiệt hại về vật chất cụ thể do việc người lao động đó sang lam cho cty khác đã tiết lộ bí mật của cty cũ thì được, vì khi bạn muốn nộp đơn kiện người lao động do hành vi tiết lộ thông tin bí mật thì bạn phải nêu rõ thiệt hại bao nhiêu, chứng cứ cụ thể, và yêu cầu gì
     
    Báo quản trị |  
  • #60334   10/09/2010

    benga16
    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào,

    Để giải thích rõ vấn đề trên như sau :
    - Theo mình biết, việc ký kết giữ cty mình và cty khách hàng không cho phép cty khách hàng nhận nhân viên cty mình vào làm là vì tránh trường hợp lôi kéo nhân viên.

    - Thỏa thuận 3 năm đó nếu trường hợp cty mình có nhiều khách hàng thì mình không thể vào làm bất kỳ cty khách hàng nào đã thuê dịch vụ bên cty mình như vậy có thỏa đáng không?

    - Việc khởi kiện này như thế nào ? chẳng lẻ cty mình lúc nào cũng đi theo dõi.

    - Bồi thường ra sao vì mức độ thiệt hại của nó là gì?

    Mong các bạn trao đổi thêm. cám ơn
    Cập nhật bởi admin ngày 10/09/2010 03:12:44 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #60349   10/09/2010

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào các bạn,

    Mình xin trao đổi thêm.

    Thật sự thì đưa ra chứng cứ xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường trong trường hợp này hết sức khó khăn. Khi NLĐ qua làm việc cho cty khách hàng, đó chỉ là vấn đề "chảy máu" nhân lực thôi.

    NLĐ chỉ sử dụng kiến thức và năng lực sẵn có để phục vụ cho công việc tại cty khách hàng, còn nếu công ty bạn phải trưng ra được chứng cứ xác thực và thiệt hại cụ thể về việc lôi kéo khách hàng hoặc các thiệt hại khác thì mới có khả năng khởi kiện và giành lợi thế.

    Theo tôi, chỉ có thể chế tài bằng cách trong thỏa thuận giữa cty bạn và cty khách hàng, phải thống nhất mức phạt vi phạm cụ thể bằng tiền và bồi thường toàn bộ thiệt hại thì mới có ưu thế khi tranh chấp.

    Vấn đề này có thể còn nhiều tranh cãi.
    Thân.
    Cập nhật bởi admin ngày 10/09/2010 04:06:10 PM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #60373   10/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    Tôi có ý kiến giống như nguyenbuibahuy. Đây là thỏa thuận giữa hai công ty, nó không trái với quy định của pháp luật, bạn không thể xen vào được. Bạn có thể vào làm việc ở hàng nghìn công ty khác chứ không phải một chỗ làm duy nhất là công ty khách hàng. Do đó nói rằng bạn bị thiệt hại vì thỏa thuận này là không có cơ sở.

    Nếu công ty khách hàng nhận bạn vào làm việc khi chưa hết thời gian "thử thách" thì người vi phạm là công ty khách hàng chứ không phải là bạn. Việc "vi phạm" này bị chế tài như thế nào là do hai doanh nghiệp này họ thỏa thuận với nhau.
     
    Báo quản trị |  
  • #60469   11/09/2010

    benga16
    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào

    Mình xin trích nguyên văn bản hợp đồng :
    bên A : Cty khách hàng     bên B : Cty mình

    "Bên A không có quyền ký hợp đồng lao động với bất kỳ nhân viên bên B nếu không được sự đồng ý của bên B. Nếu nhân viên đó muốn làm việc tại bên A và nộp đơn thôi việc cho bên B thì bên A cũng không được quyền nhận nhân viên đó nếu thời gian nghỉ tại bên B chưa đủ ba năm. Nếu bên A vẫn muốn ký hợp đồng với nhân viên đó thì phải bồi thường cho bên B số tiền bằng tổng giá trị lương ba năm mà nhân viên đó được nhận tại bên B. "

    - Thỏa thuận trên có đúng pháp luật không ?
    - Nếu nhân viên đó nghỉ có bàn giao và sau này 2 bên chấm dứt hợp đồng thì nhân viên này có được vào cty khách hàng làm trong thời gian chưa đủ 3 năm không?
    - Nếu trường hợp cty khách hàng nhận nhân viên đó thì cty mình muốn khởi kiện cty khách hàng thì phải làm sao?làm sao để chứng minh mức độ thiệt hại?

    Mong mọi người góp ý giúp. cám ơn!
    Cập nhật bởi admin ngày 11/09/2010 03:59:04 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #60484   11/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    Tôi vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. Đây là thỏa thuận giữa hai doanh nghiệp với nhau, không có gì trái với luật doanh nghiệp, luật lao động hay luật dân sự.

    Ngoài ra theo mình nghĩ thì thỏa thuận này đã khá rõ ràng. Không hiểu bạn benga16 muốn nói đến thiệt hại gì phải chứng minh ? Nếu muốn có nhân viên thì phải bồi thường 3 năm tiền lương theo đúng thỏa thuận thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #60529   12/09/2010

    benga16
    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ý tôi muốn nói là nếu muốn khởi kiện tranh chấp thì phải đưa ra chứng cứ mức độ thiệt hại thì tòa án mới thủ lý hồ sơ. vậy bạn có thể góp ý cho mình ví dụ nêu ra các chứng cứ được không?
     
    Báo quản trị |  
  • #60577   12/09/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Chào bạn.!!

    Chưa nói đến khả năng thiệt hại có xảy ra hay không, nếu bạn muốn yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại thì việc đầu tiên là chứng minh:

    1. Việc làm của công ty là hành vi vi phạm pháp luật.
    2. Có thiệt hại trên thực tế.
    3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại.

    Do vậy, theo tôi, việc làm của công ty là không trái với quy định của pháp luật nên việc bạn yêu cầu bồi thường là không đủ cơ sở.
             
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 09:12:16 AM

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #60592   13/09/2010

    benga16
    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn,
    Theo bạn nguyenbuibahuy nói thì cty mình chỉ cần chứng minh :

    1. Việc làm của công ty là hành vi vi phạm pháp luật : cty khách hàng vi phạm hợp đồng
    2. Có thiệt hại trên thực tế : giá trị hợp đồng
    3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại : ảnh hưởng đến thu nhập  và thừa người trong cty mình.

    Những chứng minh đó có đúng và đủ để khởi kiện cty khách hàng không? bạn có thể góp ý thêm cho mình không?
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 09:12:55 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #60601   13/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo như lstung giải thích là hợp lý, theo tôi việc này không kiện ra tòa được vì việc làm này của 2 công ty thậm chí có hành vi làm mất quyền tự do của người lao động. Có nhiều cách áp dụng để giữ chân nhân viên theo hướng lành mạnh.
    Thỏa ước này giữa 2 công ty mang tính nội bộ, vì vậy chỉ phạt nhau theo kiểu " cắt quan hệ hợp tác kinh doanh"

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #60640   13/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    @ #0072bc;">benga16 : Bạn vui lòng cho biết rõ hơn "ai muốn kiện ai ?"

    Đọc hết tất cả những bài bạn viết nhưng tôi không thể khẳng định được bạn đại diện cho "công ty mình" hay bạn là người đã nghỉ việc tại "công ty mình" và chuyển sang làm cho "công ty khách hàng" ?
     
    Báo quản trị |  
  • #60642   13/09/2010

    benga16
    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin chào,
    tôi là người cty dv IT nhưng bạn có thể tư vấn luôn cho mình trường hợp của người nghỉ việc để tôi có cơ sở tư vấn cho sếp.
     
    Báo quản trị |  
  • #60655   13/09/2010

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào benga16,

        Câu trả lời của số đông các bạn đã rõ rồi, có cơ sở pháp lý hẳn hoi. Bạn cứ theo đó mà làm. Bạn lặp đi lặp lại câu hỏi sẽ càng rối rắm thêm.
        - Thỏa thuận là hợp pháp.
        - Về bồi thường: thì có quy định trong thỏa thuận giữa cty bạn và cty khách hàng (mà đúng ra phải là "phạt vi phạm" chứ không phải "bồi thường", còn bồi thường thì theo thực tế thiệt hại). Nếu cty khách hàng không chịu thì cty bạn khởi kiện tại tòa.
        Như đã nói ở bài trước: Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của cty bạn và cũng khá gian truân.
        

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #60659   13/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Nhưng vấn đề kiện cái gì, về thiệt hại thì người lao động đã bàn giao đầu đủ cho nhân viên mới. Không tòa nào giám tuyên công ty khách hàng không được tuyển nhân viên nghỉ việc kia trong vòng 3 năm.

    Điều 389 Bộ luật dân sự Số: 33/2005/QH11 qui định :

    "
    Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

    Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

    1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng."

    Khoản 1 điều 5 BLLĐ qui định :

    " Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo."

    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 04:38:07 PM cập nhật link

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #60668   13/09/2010

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Gửi bạn manhtamvt,

        Bạn vui lòng xác định lại vấn đề.
        1- Thiệt hại ở đây là vô hình, chảy máu "chất xám" và giữa 2 công ty đã có thỏa thuận. Nếu công ty khách hàng vi phạm thỏa thuận thì có nghĩa vụ như đã cam kết.
        2- Còn trách nhiệm của Người lao động là vấn đề khác, chưa bàn đến.
         

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #60669   13/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    Tôi không đồng ý với ý kiến bên trên của manhtamvt,

    1. Hợp đồng này rõ ràng không trái "đạo đức xã hội"

    2. Hợp đồng này cũng không trái với khoản 1 điều 5 luật lao động. Người lao động trong trường hợp này vẫn có quyền làm việc (có ai bắt anh ta ở nhà đâu ?), có quyền tự do lựa chọn việc làm hay nghề nghiệp (anh ta muốn làm công việc gì, ở công ty nào thì tùy anh ta lựa chọn và cứ việc gửi đơn). Việc người lao động có được nhận vào làm ở một công ty hay không không phải là quyền ở anh ta, mà là do công ty đó quyết định có nhận anh ta hay không.

    @ benga16 : Đúng như Maiphuong5 đã nói, bạn tham khảo ý kiến và tự suy luận. Bạn càng hỏi nhiều sẽ càng rối thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #60675   13/09/2010

    benga16
    benga16

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình xin lỗi mọi người vì đã làm rối. vì mình không rành luật nên cần hướng dẫn và bây giờ mình vấn đề này xảy ra 2 phía:
    - bên thì nói kiện được.
    - bên thì nói không kiện được.
    vậy mình sẽ làm thế nào. mình rất băng khoăng về vấn đề này.
    mong mọi người giúp đỡ. cám ơn nhiều
     
    Báo quản trị |