Vì sao ngày nay nghị sĩ đánh nhau bằng nắm đấm thay vì “võ mồm” như ngày xưa? Đó thật sự là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở, bao gồm cả tôi. Nghị sĩ vốn được xem là những con người khéo léo, giỏi giang, và nhất là thượng tôn pháp luật. Nên chuyện nhìn họ đánh nhau như một đám thanh niên mới lớn thật kỳ lạ.
Theo một số nghiên cứu những quốc gia có tình trạng “nghị trường hỗn loạn” thì rút ra một điểm chung: những nước này không có bộ máy lãnh đạo thật sự và không có đảng nào đang thật sự cầm quyền. Những quốc gia như Ukraine, South Korea, Đài Loan, Hong Kong, Turkey, Bolivia Somalia, Kenya nổ ra những vụ ẩu đả trong nghị trường vì những vấn đề quan trọng của quốc gia do một số cá nhân ra quyết định và những khác biệt quan điểm chính trị không thể hòa giải được.
Ở quốc hội Đài Loan, nơi nổi tiếng với những phiên họp rất ồn ào, thậm chí là các vụ đánh lộn diễn ra khá thường xuyên. Có người nêu một nguyên nhân rằng “Các nhà lập pháp đang hành động như vậy một phần vì họ cố gắng để chỉ cho các cử tri ủng hộ họ thấy rằng họ đang nỗ lực hết sức để đấu tranh cho quyền lợi của cử tri”. Dù nghe qua có vẻ đúng nhưng rất không hợp lý. Các vụ ẩu đả chỉ cho mọi người nhìn thấy bề mặt chứ không phải vấn đề thực sự. Người dân thậm chí thường không hiểu rõ về các dự luật. Để thông qua các dự vài trăm điều thì tranh luận còn chưa thể ra vấn đề huống gì đánh nhau thì càng không thể.