Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tòa án

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445209   13/01/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Trích đoạn 1 phần Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cho mấy bạn nè.

    P/S: Chi tiết toàn văn điểm mới Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tòa án mình sẽ cập nhật sau cho mấy bạn nhé! 

    Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tòa án

     
    Báo quản trị |  
  • #445244   13/01/2017

    tvpl.taq5
    tvpl.taq5

    Sơ sinh

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:16/09/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Nếu có file Word thì up lên nhé bạn ơi. :D
    trang chủ Quốc Hội chưa cập nhật thật là một sự chậm trễ đáng trách

     
    Báo quản trị |  
  • #445247   13/01/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    siudepzai viết:

    Nếu có file Word thì up lên nhé bạn ơi. :D
    trang chủ Quốc Hội chưa cập nhật thật là một sự chậm trễ đáng trách

    File có ở đầu bài rồi đó bạn siudepzai, còn không thì bạn vào trực tiếp link này nhé! 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #445847   03/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tổng hợp điểm mới Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án

    Chào mọi người, như đã hứa, sau đây, mình sẽ cập nhật Toàn bộ điểm mới Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án

    So với Pháp lệnh án phí, lệ phí 2009 trước đây thì Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 sau đây:

    1. Phạm vi điều chỉnh

    Ngoài các nội dung đã được đề cập tại Pháp lệnh năm 2009 thì Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 bổ sung thêm quy định “kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án”

    (Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

     2. Lệ phí Tòa án

    - Bổ sung “lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài” vào nhóm lệ phí Tòa án.

    - Quy định lại nội dung lệ phí sau:

    Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bao gồm:

    + Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoại, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 27; khoản 9 Điều 29; khoản 4 và khoản 5 Điều 31; khoản 3 và khoản 4 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự;

    + Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

    (Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    3. Mức án phí, lệ phí Tòa án

    Lưu ý mới, đó là đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí theo Danh mục quy định tại Nghị quyết này.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 6  Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    4. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

    Quy định rõ ràng mức tạm ứng án phí dân sự có giá ngạch như sau:

    Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

    Bổ sung quy định sau:

    Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định nêu trên.
    (Căn cứ Khoản 2, 4 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    5. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí

    Đây là quy định mới tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án. Theo đó, quy định giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí như sau:

    - Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau:

    a) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

    b) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

    c) Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;

    d) Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;

    đ) Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.

    - Trường hợp một trong các cơ sở quy định tại các điểm a, b, c và d trên đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.

    (Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    Còn nữa…

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thaovudinh (15/11/2017) nguyenquyen0705 (28/10/2018)
  • #445871   04/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    6. Chuyển cho Bộ Ngoại giao thu lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

    Thay vì lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được thu bởi Bộ Tư pháp, thì theo Nghị quyết 326, từ ngày 01/01/2017, lệ phí này được thu bởi Bộ Ngoại giao.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    7. Thêm trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

    Ngoài các trường hợp không phải nộp được quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 thì Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 bổ sung các trường hợp:

    - Đối với trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí:

    + Người khiếu kiện về danh sách cử tri trưng cầu ý dân.

    + Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

    + Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

    + Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định.

    Lưu ý: loại trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Đối với trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

    + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;

    + Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.

    Đồng thời, cũng bổ sung quy định đối với người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc theo quy định, cụ thể:

    - Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    - Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại khoản 1 Điều 74; khoản 1 và khoản 2 Điều 75 của Luật thi hành án dân sự thì không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án.

    (Căn cứ Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    8. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

    - Đối với trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

    Ngoài các trường hợp được quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009, Nghị quyết 326 bổ sung thêm các trường hợp sau:

    + Người yêu cầu bồi thường vế uy tín;

    + Trẻ em; cá nhân thuộc hộ cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật, người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ.

    Đồng thời, bãi bỏ quy định miễn tạm ứng án phí, án phí đối với người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh.

    - Đối với trường hợp được miễn các khoản tạm ứng lệ phí, lệ phí:

    Bổ sung trường hợp được miễn, đó là

    Trẻ em; cá nhân thuộc hộ cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật, người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ.

    - Bổ sung quy định sau đây:

    Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

    (Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    9. Giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

    Đây là quy định mới tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009. Cụ thể

    - Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

    - Những người thuộc trường hợp vừa nêu trên vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án;

    + Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu.

    - Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người thuộc trường hợp được giảm tiền án phí phải chịu theo quy định của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm.

    (Căn cứ Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    10. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

    Đối với trường hợp miễn tạm ứng án phí, án phí, miễn tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án thì bỏ quy định phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc đối với trường hợp miễn một phần.

    Đồng thời, bổ sung thêm quy định hồ sơ đề nghị giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án được thực hiện như đối với trường hợp miễn tạm ứng án phí, án phí, miễn tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án.

    (Căn cứ Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    Còn nữa…

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    nguyenquyen0705 (28/10/2018) thanhlak1 (24/09/2018)
  • #445874   04/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    11. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí

    Bổ sung thêm quy định sau đối với trường hợp miễn tạm ứng án phí, án phí:

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

    Đối với trường hợp giảm tạm ứng án phí, án phí được thực hiện như đối với trường hợp miễn tạm ứng án phí, án phí.

    (Căn cứ Khoản 5 Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    12. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

    Tương tự như đối với thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí Tòa án, thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án được bổ sung quy định sau:

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cho người đề nghị. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

    Đối với trường hợp giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí được thực hiện như đối với trường hợp miễn tạm ứng lệ phí, lệ phí.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    13. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

    Loại án phí, lệ phí Tòa án

    Thời hạn nộp

    Hiện tại

    Trước đây

    Tạm ứng án phí dân sự

    Sơ thẩm

    07 ngày làm việc

    15 ngày

    Phúc thẩm

    10 ngày

    10 ngày

    Tạm ứng án phí hành chính

    Sơ thẩm

    10 ngày

    07 ngày

    Phúc thẩm

    10 ngày

    07 ngày

    Tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm

    05 ngày làm việc

    05 ngày làm việc

    Lệ phí Tòa án khác

    05 ngày làm việc

    05 ngày làm việc

    Bổ sung quy định sau:

    - Trường hợp có lý do chính đáng theo quy định là những trường hợp có trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động hoặc những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép làm cho người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án không thể thực hiện được việc nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án trong thời hạn quy định.

    - Thời hạn nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án: Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    (Căn cứ Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    14. Xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

    - Làm rõ quy định số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước:

    Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 312 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 143, khoản 5 Điều 241 của Luật tố tụng hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

    Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

    - Làm rõ quy định tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp

    Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

    Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

    Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.

    - Bổ sung quy định đối với trường hợp xác định lại không thuộc đối tựơng phải nộp:

    Trường hợp Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do xác định sai tư cách tố tụng của đương sự, thì Tòa án cấp sơ thẩm khi thụ lý phải ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí, án phí cho đương sự đã nộp nhưng đã được xác định lại không thuộc đối tượng phải nộp; đồng thời xác định lại đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

    - Bổ sung quy định người kháng cáo nộp lại tiền tạm ứng án phí:

    Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm có hiệu lực pháp luật bị Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm mà tiền tạm ứng án phí, án phí đã được trả lại cho người khởi kiện, người kháng cáo thì khi Tòa án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thụ lý lại vụ án phải yêu cầu người khởi kiện, người kháng cáo nộp lại tiền tạm ứng án phí.

    (Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 7 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    15. Chế độ thu, nộp, quản lý tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

    Đây là quy định được tách ra từ quy định Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009, tuy nhiên, bổ sung thêm các quy định sau:

    - Cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án sử dụng chứng từ thu theo quy định.

    - Định kỳ hàng tháng, chậm nhất đến ngày 05 của tháng sau, cơ quan thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án phải nộp 100% tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án thu được vào tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.

    - Tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án được nộp vào ngân sách nhà nước khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên người đã nộp tiền tạm ứng phải chịu án phí, lệ phí Tòa án. Cơ quan thu án phí, lệ phí Tòa án thực hiện khai, nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án thu được hàng tháng vào ngân sách nhà nước và quyết toán năm theo quy định của Luật quản lý thuế.

    - Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí lệ phí Tòa án được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thu được trích từ tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước để trả lại số tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án đã thu, thực hiện khai và quyết toán án phí, lệ phí Tòa án với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

    (Căn cứ Khoản 2, 4, 5, 6 Điều 19 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    Còn nữa…

    Cập nhật bởi trang_u ngày 04/02/2017 04:14:16 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thanhlak1 (24/09/2018)
  • #445878   04/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    16. Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự

    - Bổ sung quy định đối với nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự:

    + Trường hợp bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;

    + Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định pháp luật không yêu cầu một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

    + Bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nêu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

    + Trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;

    + Trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.

    - Sửa đổi quy định đối với nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự:

    Cụ thể, bỏ quy định phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, chỉ phải chịu án phí hình sự phúc thẩm đối với trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguy6en quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm.

    - Bổ sung thêm các quy định sau:

    + Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;

    + Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm;

    (Căn cứ Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    17. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

    Bổ sung thêm 2 quy định sau:

    - Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

    - Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

    (Căn cứ Khoản 4, 5 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    18. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm

    Ngoài các quy định được đề cập tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009, Nghị quyết 326 bổ sung quy định:

    - Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

    - Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định.

    - Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

    (Căn cứ Khoản 8, 10, 11 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    19. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể

    Đây là quy định mới được tách ra và cụ thể hóa, chi tiết hơn quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009.

    - Đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Trường hợp ngoài tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ, đương sự còn có tranh chấp về bồi thường thiệt hại và yêu cầu Tòa án giải quyết, thì đương sự phải chịu án phí không có giá ngạch đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ và án phí có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    - Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

    + Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;

    + Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

    - Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

    + Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

    + Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.

    - Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.

    - Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

    + Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

    + Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

    + Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

    + Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;

    + Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

    + Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

    - Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

    + Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

    + Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

    + Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

    + Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

    + Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.

    - Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

    + Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

    + Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

    Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

    Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

    Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.

    (Căn cứ Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    20. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

    Bổ sung quy định:

    Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 31 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    Còn nữa…

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thanhlak1 (24/09/2018)
  • #445906   06/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    21. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

    Quy định lại nội dung điều khoản này như sau:

    - Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.

    - Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.

    - Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

    - Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.

    - Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định.

    - Người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

    (Căn cứ Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 32 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    22. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính

    - Làm rõ điều khoản sau:

    Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật tố tụng hành chính và Điều 32 của Nghị quyết này.

    - Bổ sung quy định sau:

    + Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp tiền án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.

    + Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được các đương sự khác đồng ý thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật.

    + Trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì tiền tạm ứng án phí được sung vào công quỹ nhà nước.

    (Căn cứ Khoản 2, 3, 5, 8 Điều 34 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    23. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm

    - Sửa đổi quy định lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ thành quy định sau:

    Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án thì mỗi người phải nộp 50% mức tiền tạm ứng lệ phí Tòa án.

    - Bổ sung quy định sau:

    Người kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

    (Căn cứ Điều 36 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    24. Nghĩa vụ chịu lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự

    Bổ sung quy định sau:

    Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí Tòa án, trừ trường hợp được miễn, hoặc không phải chịu lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí Tòa án thì mỗi người phải chịu 50% mức lệ phí Tòa án.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    25. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài

    Ngoài các loại lệ phí được nêu tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009, bổ sung lệ phí:

    - Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

    - Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

    - Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

    (Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 38 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    Còn nữa…

     
    Báo quản trị |  
  • #445913   06/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    26. Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật về Trọng tài thương mại

    Ngoài các khoản lệ phí đã nêu tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009, bổ sung lệ phí sau:

    - Yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc

    - Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng

    (Căn cứ Khoản 3, 5 Điều 39 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    27. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    Bãi bỏ quy định “thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn” phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    Bổ sung các đối tượng sau đây phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 02 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH 01 thành viên, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

    (Căn cứ Điều 40 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    28. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

    Bổ sung quy định:

    Trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế quy định về lệ phí ủy thác tư pháp thì thực hiện nguyên tắc có đi có lại theo quy định pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự.

    (Căn cứ Điều 43 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    29. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

    Đây là loại lệ phí mới được bổ sung tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải nộp tiền lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị quyết này.

    (Căn cứ Điều 44 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    30. Giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án

    Bổ sung quy định khiếu nại đối với thông báo về việc miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phó Tòa án, lệ phí Tòa án.

    Bổ sung cơ quan có trách nhiệm thu lệ phí có thể bị khiếu nại đó là Bộ Ngoại giao

    (Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 46 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    31. Điều khoản chuyển tiếp

    - Đối với những vụ việc đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/01/2017 nhưng sau ngày 01/01/2017 Tòa án mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm thì các quyết định về án phí, lệ phí Tòa án được thực hiện theo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009; trường hợp theo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009 mà đương sự, người bị kết án phải chịu án phí, lệ phí Tòa án nhưng theo quy định của Nghị quyết này thì đương sự, người bị kết án không phải chịu hoặc được miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

    - Đối với những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/01/2017 thì không áp dụng quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác.

    (Căn cứ Điều 48 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

     
    Báo quản trị |  
  • #445916   06/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    32. DANH MỤC ÁN PHÍ

    STT

    Tên án phí

    Mức thu trước ngày 01/01/2017

    Mức thu từ ngày 01/01/2017 trở đi

    I

    Án phí hình sự

     

     

    1

    Án phí hình sự sơ thẩm

    200.000 đồng

    Giữ nguyên

    2

    Án phí hình sự phúc thẩm

    200.000 đồng

    Giữ nguyên

    II

    Án phí dân s

     

     

    1

    Án phí dân sự sơ thm

     

     

    1.1

    Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    1.2

    Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

    2 triệu đồng

    3 triệu đồng

    1.3

    Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

     

     

    a

    Từ 6 triệu đồng trở xuống

    200.000 đồng đối với tranh chấp có giá ngạch từ 4 triệu đồng trở xuống

    300.000 đồng

    b

    Từ trên 6 – 400 triệu đồng

    5% giá trị tài sản có tranh chấp đối với tranh chấp có giá ngạch từ trên 6 triệu đến 400 triệu đồng

    Giữ nguyên

    c

    Từ trên 400 – 800 triệu đồng

    20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng

    Giữ nguyên

    d

    Từ trên 800 triệu đến 2 tỷ đồng

    36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng

    Giữ nguyên

    đ

    Từ trên 2 – 4 tỷ đồng

    72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

    Giữ nguyên

    e

    Từ trên 4 tỷ đồng

    112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

    Giữ nguyên

    1.4

    Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

     

     

    a

    Từ 60 triệu đồng trở xuống

    2 triệu đồng đối với tranh chấp có giá ngạch từ 40 triệu đồng trở xuống

    3 triệu đồng

    b

    Từ trên 60 – 400 triệu đồng

    5% của giá trị tranh chấp

    Giữ nguyên

    c

    Từ trên 400 – 800 triệu đồng

    20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng

    Giữ nguyên

    d

    Từ trên 800 triệu đến 2 tỷ đồng

    36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng

    Giữ nguyên

    đ

    Từ trên 2 – 4 tỷ đồng

    72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

    Giữ nguyên

    e

    Từ trên 4 tỷ đồng

    112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4 tỷ đồng

    Giữ nguyên

    1.5

    Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

     

     

    a

    Từ 6 triệu đồng trở xuống

    200.000 đồng đối với tranh chấp có giá ngạch từ 4 triệu đồng trở xuống

    300.000 đồng

    b

    Từ trên 6 – 400 triệu đồng

    3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 200.000 đồng đối với tranh chấp có giá ngạch từ trên 6 – 400 triệu đồng

    3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

    c

    Từ trên 400 triệu đến 02 tỷ đồng

    12 triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng

    Giữ nguyên

    d

    Từ trên 2 tỷ đồng

    44 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

    Giữ nguyên

    2

    Án phí dân sphúc thẩm

     

     

    2.1

    Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    2.2

    Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

    200.000 đồng

    2 triệu đồng

    III

    Án phí hành chính

     

     

    1

    Án phí hành chính sơ thẩm

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    2

    Án phí hành chính phúc thẩm

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    (Căn cứ Danh mục A đính kèm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

    33. DANH MỤC LỆ PHÍ

    STT

    Tên lệ phí

    Mức thu trước ngày 01/01/2017

    Mức thu từ ngày 01/01/2017 trở đi

    I

    Lệ phí giải quyết việc dân s

     

     

    1

    Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    2

    Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mi, lao động

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    II

    Lệ phí Tòa án khác

     

     

    1

    Lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài

     

     

    a

    Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài

    2 triệu đồng đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam

    4 triệu đồng đối với cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam

    3 triệu đồng

    b

    Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    2

    Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trng tài thương mại

     

     

    a

    Lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định, thay đổi trọng tài viên

    200.000 đồng

    300.000 đồng

    b

    Lệ phí yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài; đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc

    300.000 đồng

    500.000 đồng

    c

    Lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài; yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng

    500.000 đồng

    800.000 đồng

    d

    Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài

    300.000 đồng

    500.000 đồng

    3

    Lệ phí np đơn yêu cầu mthủ tc phá sản

    1 triệu đồng

    1.5 triệu đồng

    4

    Lệ phí xét tính hp pháp của cuộc đình công

    1 triệu đồng

    1.5 triệu đồng

    5

    Lệ phí bt giữ tàu bin

    5 triệu đồng

    8 triệu đồng

    6

    Lệ phí bt giữ tàu bay

    5 triệu đồng

    8 triệu đồng

    7

    Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

    5 triệu đồng

    1 triệu đồng

    8

    Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

    -

    200.000 đồng

    9

    Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chp tài liệu tại Tòa án

    1.000 đồng/trang A4

    1.500 đồng/trang A4

    Hết

     
    Báo quản trị |  
  • #445917   06/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào các bạn, mình đã cập nhật xong Tổng hợp điểm mới Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án rồi nhé. 

    Các bạn có thể tải Toàn văn điểm mới của Nghị quyết 326 tại file đính kèm. 

     
    Báo quản trị |  
  • #532044   31/10/2019

    LS cho em hỏi hồ sơ chứng minh thuộc trường hợp người cao tuổi gồm những hồ sơ gì ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TR13595 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2019)