Nghị quyết 163/2022/NQ-CP: Gắn dịch vụ logistics với phát triển thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #595620 20/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nghị quyết 163/2022/NQ-CP: Gắn dịch vụ logistics với phát triển thương mại

    Đây là nội dung tại Nghị quyết 163/2022/NQ-CP ngày 16/12/2022 về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
     
    Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng phát triển dịch vụ logistics phải gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, XNK và thương mại trong nước.
     
    nghi-quyet-163-2022-nq-cp-gan-dich-vu-logistics-voi-phat-trien-thuong-mai
     
    Cụ thể, quan điểm đặt ra đối với ngành dịch vụ logistics như sau:
     
    Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
     
    Việc phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng GTVT và CNTT.
     
    Đối với thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ logistics.
     
    Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.
     
    Phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ.
     
    Nhiệm vụ và giải pháp của cơ quan chuyên môn
     
    (1) Các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
     
    - Căn cứ Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ.
     
    Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định.
     
    - Chủ động xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra.
     
    (2) Các Bộ: Công Thương, GTVT, Tài chính
     
    - Phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta.
     
    -  Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành các hoạt động logistics phục vụ tốt hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
     
    - Đồng thời các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh.
     
    (3) Bộ Công Thương
     
    Bộ Công thương có nhiệm vụ  đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách, hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
     
    Qua đó, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics và đề xuất sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết.
     
    (4) Bộ Giao thông vận tải
     
    Quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng GTVT với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.
     
    Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. 
     
    Phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh.
     
    (5) Bộ Tài chính
     
    Tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
     
    Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, cải cách thủ tục hải quan, giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ, triển khai các cam kết tại Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO.
     
    Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn.
     
    Xem thêm chi tiết Nghị quyết 163/2022/NQ-CP ban hành ngày 16/12/2022.
     
    524 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận