Có thể thấy đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động), Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Cùng nhiều đối tượng khác khi tham gia BHYT thậm chí có những đối tượng được hỗ trợ cũng như được nhà nước đóng trong ngân sách. Tuy nhiên, đối tượng cụ thể là người lao động làm việc trong công ty khi đóng và hưởng quyền lợi BHYT đầy đủ. Tuy nhiên, đặt trường hợp họ nghỉ không lương à người sử dụng cũng không thực hiện đóng cho họ và cũng không phải trường hợp khách quan thì liệu 02 tháng đó có được hưởng quyền hợi BHYT hay không.
Theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định về quản lý đối tượng như sau:
- …
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, trường hợp nghỉ việc không lương trong vòng 02 tháng thì bạn sẽ không đóng bảo hiểm xã hội tháng của những tháng đó. Vì bạn không thuộc trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau nên sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT.
Cho nên, những tháng nghỉ không lươngsẽ không được tiếp tục sử dụng thẻ BHYT mà doanh nghiệp đóng. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình có thể tham gia BHYT hộ gia đình theo quy định.