Chính phủ đang trong quá trình hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thi hành án dân sự. Theo đó tại Nghị định này có các nội dung đáng chú ý như sau:
1. Nghị định gồm 87 Điều và chia làm 4 chương và phụ lục kèm theo.
2. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Nếu yêu cầu thi hành án quá hạn phải nêu rõ lý do và các tài liệu kèm theo chứng minh cho việc không thể thi hành án đúng hạn.
Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ sở y tế và tài liệu kèm theo.
- Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án hoặc người được ủy quyền tự nguyện yêu cầu thi hành án và nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận mà không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án dân sự không nhận thì xử lý tiền, tài sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.
3. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận yêu cầu thi hành án theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự.
Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong các trường hợp bản án, quyết định chỉ công nhận quyền của người được thi hành án mà không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành.
4. Hoãn thi hành án
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự đối với trường hợp người phải thi hành án phải tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp nghĩa vụ có thể giao cho người khác thực hiện thay.
- Trường hợp đương sự có tài sản khác ngoài tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản đó để thi hành án.
5. Mức phí thi hành án
Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí sau đây:
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận
|
Mức phí thi hành án
|
a) Từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng
|
3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận
|
b) Từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng
|
150.000.000 đồng + 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng
|
c) Từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng
|
190.000.000 đồng + 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng.
|
d) Từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng
|
220.000.000 đồng + 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng
|
đ) Từ trên 15.000.000.000 đồng
|
245.000.000 đồng + 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng
|
6. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và thay thế Nghị định 74/2009/NĐ-CP.
Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 12/05/2015 02:57:13 CH
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/05/2015 10:41:36 SA
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/05/2015 10:41:07 SA
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/05/2015 10:40:40 SA