Nghị định đầu tiên hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #443078 01/12/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Nghị định đầu tiên hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015

    >>> Toàn bộ điểm mới của Bộ luật dân sự 2015

    >>> Các Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

    Có lẽ vấn đề đầu tiên được hướng dẫn tại Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), đó là vấn đề về giao dịch bảo đảm. Bởi vì tại Bộ luật dân sự 2015 có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến giao dịch bảo đảm như:

    - Bổ sung 02 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

    - Phân biệt rạch ròi giữa biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân (bao gồm bảo lãnh, tín chấp) và biện pháp bảo đảm mang tính chất đối vật (bao gồm thế chấp tài sản và cầm cố tài sản)

    - Phân biệt rạch ròi giữa thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm và thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3.

    - Hoàn thiện cơ chế làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm…

    Đồng thời các quy định về xử lý tài sản bảo đảm có giá trị thi hành nhưng lại quy định ở các Thông tư dẫn đến hiệu lực thi hành còn chưa cao.,.

    Nghị định đầu tiên hướng dẫn BLDS 2015

    Do vậy mà việc ban hành Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CPNghị định 11/2012/NĐ-CP là hoàn toàn cần thiết.

    Nghị định mới hướng dẫn về giao dịch bảo đảm có bố cục gồm 4 Chương và 77 Điều, cụ thể:

    Chương I: Những quy định chung

    Chương II: Xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm

    Chương III: Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán

    Chương IV: Điều khoản thi hành

    Trong đó, có một số nội dung mới, nổi bật, đơn cử như sau:

    1. Quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    Bao gồm:

    - Quyền sử dụng đất.

    - Quyền tài sản đối với tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.

    - Các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

    2. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất

    Cụ thể, tài sản hình thành trong tương lai được dùng làm tài sản bảo đảm bao gồm:

    - Tài sản được hình thành từ vốn vay.

    - Tài sản chưa hình thành, đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.

    - Tài sản đã hình thành và pháp luật có quy định về đăng ký quyền sở hữu hoặc đang ký lưu hành phương tiện nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên

    Nếu thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi người sử dụng đất là hộ gia đình thì người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ủy quyền ký hợp đồng thế chấp nếu có sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên hộ gia đình.

    Lưu ý thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung là thành viên đang sống chung trong hộ gia đình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với chủ hộ tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc cấo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    4. Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi

    Nếu có thỏa thuận về bên nhận thế chấp được nhận tiền bồi thường hoặc các lợi ích phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì số tiền bồi thường do thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất được chi trả cho bên nhận thế chấp.

    Nếu số tiền bồi thường lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp phải trả số tiền còn lại cho bên thế chấp. Nếu số tiền bồi thường không đủ thanh toánh giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên có nghĩa vụ được bảo đảm có trách nhiệm thanh toán số tiền còn thiếu cho bên nhận thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    ….

    Mời các bạn xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm và Tờ trình dự thảo tại file đính kèm.

     
    56044 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ProBanHTPL (09/03/2017) hoailamsvl (13/12/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443211   03/12/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm

    Tiếp theo sau, Nghị định hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch bảo đảm, thì Nghị định quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm cũng không kém phần quan trọng.

    Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm gồm có các nội dung chính bao gồm (5 Chương và 73 Điều) như sau:

    Chương I: Những quy định chung

    Chương II: Trình tự, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm

    Mục 1: Trình tự, thủ tục đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay

    Mục 2: Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển

    Mục 3: Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

    Mục 4: Trình tự, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển

    Mục 5: Đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm

    Chương III: Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm; trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm

    Mục 1: Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm theo yêu cầu

    Mục 2: Chủ động cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

    Mục 3: Trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm

    Chương IV: Quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm và trao đổi thông tin về tài sản bảo đảm

    Mục 1: Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm; cơ quan trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm

    Mục 2: Quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm

    Chương V: Điều khoản thi hành

    Một số điểm nổi bật của Nghị định này đó là:

    1. Các đối tượng bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm

    - Thế chấp quyền sử dụng đất.

    - Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng.

    - Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay.

    - Thế chấp tàu biển.

    - Các trường hợp khác, nếu luật có quy định

    Trong đó: bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm mới được quy định tại Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật dân sự 2015.

    2. Giá trị pháp lý của việc đăng ký biện pháp bảo đảm

    - Việc đăng ký biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    - Việc thế chấo quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.  

    3. Quy định thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

    Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký.

    Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm và Tờ trình Dự thảo ở file đính kèm.

     
    Báo quản trị |