Nghị định 71: Xử phạt xe không chính chủ, hiểu thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #226342 14/11/2012

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Nghị định 71: Xử phạt xe không chính chủ, hiểu thế nào?

    Vừa qua Thư viện pháp luật đã có bài phỏng vấn luật sư Đinh Xuân Hồng về hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc trong Nđ 71/2012 mà trong những ngày gần đây dư luận đang rất xôn xao:

    Xoay quanh Nghị định 71/2012/NĐ-CP về việc Sửa đổi bổ sung quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực ngày 10/11 vừa qua, không ít chủ phương tiện cũng như lực lượng thi hành đã tỏ ra lúng túng trong việc thực thi.

    Nhằm giúp người tham gia giao thông hiểu rõ, hiểu đúng một số điểm mới và những vấn đề quan trọng trong nghị định, Thư Viện Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Xuân Hồng – Luật sư Điều hành, Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Riêng về vấn đề này.

    TVPL: Luật sư vui lòng điểm sơ qua một số điểm mới trong nghị định so với nghị định cũ năm 2010?

    LS: Nghị định 71/2012/NĐ–CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010: Tổng số Điều được sửa đổi bổ sung là 19 Điều, đa số là sửa đổi theo hướng tăng số hành vi vi phạm và tăng mức phạt vi phạm chủ yếu là đối với hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; mở rộng thí điểm áp dụng mức phạt cao hơn ở các thành phố trực thuộc trung ương (trước đây chỉ thí điểm cao đối với Hà Nội và TP.HCM).

    Riêng việc tăng mức xử phạt đối với chủ phương tiệntại Nghị định 71/2012 có mức tăng cao nhất từ 6 đến 8 lần so với Điều 33 Nghị định 34/2010. Đối với xe gắn máy: mức cũ 100.000 - 200.000 lên mức mới là 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đối với ô tô: mức cũ từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng lên mức mới 6.000.000 – 10.000.000 đồng.

    TVPL: Xin Luật sư đưa ra hai vấn đề xử phạt nặng được vi phạm thường xuyên để người dân nắm rõ hơn?

    LS: Các lỗi người tham gia giao thông thường hay mắc phải là điều khiển xe khi nồng độ cồn quá quy định và vượt tốc độ.

    Đối với người điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm này bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, thay cho mức phạt hiện nay là từ 500.000-1.000.000 đồng. Bổ sung việc tước giấy phép lái xe 60 ngày nếu nồng độ cồn cao hoặc tước giấy phép không thời hạn nếu gây tai nạn nghiêm trọng. Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng (mức cũ từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng)

    Đối với người điều khiển xe tốc độ vượt quá quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng (mức cũ 200.000 – 400.000). Người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng (mức cũ 500.000 - 1.000.000 đồng)Đối với ô tô: Phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng (mức cũ 300.000 - 500.00 đồng) đồng đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h. Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng (mức cũ 800.000 - 1.200.000 đồng). Phạt tiền từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng (mức cũ 4.000.000 – 6.000.000 đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày.

    TVPL: Hiện nay, đại đa số người tham gia giao thông đều hiểu sai về vấn đề “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” với việc điều khiển phương tiện giao thông mà mình “không đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký xe”, xin Luật sư giải thích rõ hơn?

    LS: Việc đi xe không chính chủ (người điều khiển phương tiện giao thông không phải là người đứng tên trong Giấy Đăng ký xe) là chuyện rất bình thường ở nước ta. Việc đi xe không chính chủ không phải là hành vi vi phạm pháp luật hành chính và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không bị xử phạt khi đi xe không chính chủ trừ trường hợp không thực hiện việc thủ tục sang tên.

    Theo Thông tư 36/2010/TT-BCA Chủ xe phải làm“giấy báo bán, cho, tặng, điều chuyển xe” gửi đến nơi đăng ký xe để thông báo thời điểm chủ xe mới mới hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về việc sử dụng lưu hành xe theo quy định của pháp luật. Chủ xe mới phải làm thủ tục sang tên, di chuyển trong vòng 30 ngày kể từ ngày bán, cho, tặng, điều chuyển và hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về đăng ký và sử dụng lưu hành xe theo quy định của pháp luật. Nếu ai chưa tiến hành các thủ tục đăng ký theo trình tự này thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 71/2012/NĐ-CP.

    TVPL: Xin Luật sư đưa ra một ví dụ cụ thể về vấn đề này?

    Theo quy định của Nghị định 71/2012 thì chỉ quy định là không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định, chứ không có quy định về việc đi xe mượn hay xe thuê. Về nguyên tắc của Pháp luật hành chính, muốn xử phạt ai vi phạm hành chính thì phải chứng minh lỗi của người vi phạm. Không thể để người dân phải tự chứng minh tôi có lỗi rồi bị phạt được. Mặt khác, theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính” (Điểm đ, khoản 1, Điều 3 Luật sử lý vi phạm hành chính ban hành ngày 20/6/2012, có hiệu lực ngày 01/7/2013). Vì vậy, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông không có nghĩa vụ phải chứng minh mình đang đi xe của ai, thuê hay mượn.

    Về thẩm quyền xử phạt của Chiến sĩ công an nhân dân chỉ được phạt tối đa đến 200.000 đồng; Đội trưởng, trạm trưởng chỉ được xử phạt đến 500.000 đồng. Đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định thì thẩm quyền xử phạt thuộc trưởng Công an cấp huyện, và phải chứng minh là có hành vi vi phạm hành chính.

    Các lung túng và bất bình của người dân khi Nghị định 71/2012/NĐ-CP có hiệu lực, chủ yếu xoay quanh vấn đề xử phạt xe không chính chủ. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được quy định của pháp luật thì sẽ không có những làn song phản ứng vừa qua.

    Xét thấy, các cơ quan chức năng nên tuyên truyền rộng rãi và cụ thể để người dân nắm vũng được những quy định này, đảm bảo được sự thực thi và tôn trọng pháp luật. Nhằm tránh các rắc rối phức tạp khi vi phạm, bản thân người dân tốt nhất nên chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ khi tham gia giao thông.

    TVPL: Xin cảm ơn Luật sư đã cung cấp cho độc giả những tư vấn hữu ích.

    Lan Hương – Thụy Hân (thực hiện)

    Xem thêm: Dự thảo sửa đổi Nghị định 71/2012

     
    51085 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    dadang (15/11/2012) invalid5419941513 (14/11/2012) admin (14/11/2012) KhacDuy25 (14/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #226366   14/11/2012

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Phạt xe không chính chủ: CSGT Hà Nội hiểu sai nghị định?

    “Cách hiểu hiện nay về Nghị định 71 là chưa thực sự chuẩn. Nó có thể sẽ làm gia tăng sự tùy tiện xử phạt của lực lượng CSGT đối với người điều khiển phương tiện giao thông” – Luật sư Phạm Tiến Quyển (Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Ninh).


    Luật sư Phạm Tiến Quyển cho rằng: Theo cách giải thích của Cảnh sát giao thông Hà Nội thì hiện nay họ đang hiểu theo nghĩa tất cả những ai điều khiển phương tiện giao thông đều phải là chính chủ, nếu không phải là chính chủ thì là vi phạm Nghị định 71. Điều này dẫn đến các hệ lụy như các thành viên trong gia đình dù có bằng lái xe phù hợp nhưng đều có thể bị phạt nếu ngoài đăng ký xe không đem theo sổ hộ khẩu, giấy ủy quyền dùng phương tiện hoặc chủ đứng tên xe không đồng nhất với giấy chứng nhận đăng ký xe đều là đối tượng xử phạt.

    LS Phạm Tiến Quyển: "Nghị định 71 sẽ làm gia tăng sự tùy tiện xử phạt của lực lượng CSGT".

    Từ những hệ lụy này có thể “đẻ” ra nhiều giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của chủ xe, giấy ủy quyền, giấy khai sinh của người cho mượn mà người người mượn xe phải mang theo hay sắm cho chủ xe một số điện thoại cố định để CSGT gọi xác minh nếu cần. 

    Luật sư Quyển giải thích: Bản chất của Nghị định 71 khi sửa đổi là muốn các chủ phương tiện giao thông phải chuyển tên chính chủ khi sang, nhượng, tặng, cho người khác, nhưng cách giải thích ở đây của một số cán bộ công an giao thông là không ổn. Khi người thân trong gia đình đi xe của nhau, nhân viên đi xe của công ty, bạn bè cho nhau mượn xe, về nguyên tắc chung pháp luật cho phép công dân được làm những gì pháp luật không cấm nên hành động trên không hề phạm luật. 

    Nếu hiểu như cách hiểu của CSGT Hà Nội hiện nay thì không ai dám mượn xe của bạn bè, gia đình không ai sử dụng xe của nhau, và mỗi người phải sở hữu một xe nếu không muốn bị phạt. Các công ty kinh doanh taxi cũng sẽ ngừng kinh doanh nếu các lái xe không có đăng ký chính chủ, bởi mức phạt từ 6 – 10 triệu đồng thì không ai dám đi xe không đứng tên mình nữa.

    “Cách hiểu hiện nay về Nghị định 71 là chưa thực sự chuẩn. Nó có thể sẽ làm gia tăng sự tùy tiện xử phạt của lực lượng CSGT đối với người điều khiển phương tiện giao thông”, LS Quyển khẳng định.

    Nghị định 71 không phản ánh đúng bản chất của luật

    Luật sư Trần Đình Triển (Văn phòng Luật sư Vì Dân, Hà Nội): Nghị định 71 không phản ánh đúng bản chất luật. Nó nhập nhằng, thậm chí “xâm phạm” về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng sở hữu tài sản của công dân. 

    Về nguyên tắc chung của luật, những tài sản cố định, tài sản bất động sản, công dân có quyền sở hữu và chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác, điều đó không hề vi phạm pháp luật. Việc người chuyển nhượng quyền sở hữu và người được nhượng quyền sở hữu qua các hình thức như mua bán, tặng, cho, họ có đồng ý làm hợp đồng với nhau hay không cũng là quyền và thỏa thuận của họ. Họ có thể làm hợp đồng hoặc không làm hợp đồng. 

    Còn khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (nếu có) thì trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết tranh chấp kèm theo chế tài xử phạt thuộc thẩm quyền của tòa án, không phải là CSGT. Việc CSGT xử phạt phương tiện giao thông không sang tên đổi chủ (liên quan đến vấn đề quyền sở hữu và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản công dân) là không đúng với thẩm quyền.

     

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn luatQuynhnhu vì bài viết hữu ích
    leanhthu (14/11/2012) admin (14/11/2012) invalid5419941513 (14/11/2012) hongtruong_0510 (15/11/2012)
  • #226811   15/11/2012

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    Thiết nghĩ nên bỏ điều 33 ra khỏi Nghị định này vì Nghị định 71 là văn bản qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đó là việc xử lý hành vi vi phạm của những người tham gia giao thông.

    Vấn đền chuyển quyền sở hữu phương tiện liên quan đến thủ tục hành chính khi thực hiện giao dịch dân sự về chuyển quyền sở hữu.

    Để hạn chế việc chuyển nhượng mà không thực hiện thủ tục thay đổi nên có cơ chế hợp lý đơn giản hóa thủ tục, cũng như giảm thuế, lệ phí cho việc thay đổi chủ sở hữu. Giao dịch Dân sự bình thường mà đánh mức lệ phí 10% đối với Ô tô, 2% đối với xe gắn máy là quá cao.

     

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn dadang vì bài viết hữu ích
    admin (16/11/2012) SAdmin (15/11/2012) danusa (21/11/2012)
  • #227197   16/11/2012

    haroro2912
    haroro2912

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    nghị định này từ lúc ra đời đã là 1 đề tài nóng trong, bị cư dân mạng ném gạch đá tơi bời

    theo mình thì nghị định này đã can thiệp quá sâu vào lĩnh vực DS, vê quyền sở hữu tài sản của ng khác, lĩnh vực GTVT đâu có quyền bắt ng ta chứng minh xe thuộc quyền sở hữu của ai

    vay the chap so do - ban sach online - tin tuc cong nghe

     
    Báo quản trị |  
  • #227958   20/11/2012

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Nghị định 71 gây xáo trọn dư luận vừa qua là do ngành ông Trưởng phòng CSGT HN đã hiểu sai ( vì đi KT người đi xe ko chính chủ, lại bắt nguồi ta phải chứng minh xe chính chủ). Ngoài ra ngành CA cũng cóp 1 cái sai rất cơ bản mà chưa thấy bạn nào phân tích: Việc xử phạt ko chuyển quyền sở hữu đã có từ lâu, nhưng tại sao trước nay ko xử ly được ( do nhiều nguyên nhân), nay trước khi thực hiện cũng phải phân tích làm rõ và để ra cách xử lý đã chứ. Đằng này cứ áp dụng 1 cách máy móc. Từ hữu khuynh chuyển sang tả khuynh làm xã hội xôn xao. Nếu phân tích cho đầy đủ thì ngành công an còn buông lỏng trong việc thi hành pháp luật nữa là khác. Sao không thấy quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ CA về vấn đề này????

     

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #228183   21/11/2012

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Việc xử phạt xe không thực hiện việc sang tên theo đúng quy định đã được quy định từ NĐ 34, nhưng sự việc khi Nghị định 71 có hiệu lực cũng chỉ tăng mức phạt lên.

    Nhưng do báo chí hiểu sai và đăng tin không chính xác dẫn đến việc người dân cũng hiểu sai và tạo nên một làn sóng dư luận như vừa qua. Thế mới biết, ảnh huởng của truyền thông mạnh đến như thế nào. chỉ cần 1 tin không chính xác là làm thiệt hại biết bao nhiêu cho xả hội.

    Vì thế trên thực tế, cảnh sát giao thông không áp dụng sai quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #228263   21/11/2012

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Tôi cho rằng vừa qua CSGT đã hiểu và áp dụng sai luật

    Cụ thể là: Nghị định 71 cho phwps xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ ( ko chuyển quyền sở hữu), chứ ko xử phạt người đi xe ko chính chủ. Hai chủ thể hành động khác nhau hoàn toán. Việc CSGT chặn xe người đang tham gia giao thông để kiểm tra và xử phạt người tham gia giao thông khi GPLX và đăng ký ko trùng khớp ( xe ko chính chủ), rồi đòi hỏi phải chứng minh xe đi mượn... (ông Trưởng phòng CAGT HN nói phải mang giấy mượn xe, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn...) là hành vi không đúng theo quy định pháp luật. Vì CSGT chỉ được kiểm tra 4 loại giấy tờ (GPLX, CNĐK, ĐĂng kiểm, CN Bảo hiểm). Việc đòi hỏi thêm giấy tờ khác hoặc bắt người tham gia giao thông phải chứng minh xe chính chủ là hành vi lạm quyền, ko đúng quy định. Chính vì cách làm vừa qua của công an mới gây nên xáo trộn trong dư luận. Việc phạt ko sang tên đổi chủ đã có từ lâu, sao lâu nay CSGT ko xử phạt ( dĩ nhiên có lý do của nó), nay muốn xử phạt thì phải xử lý những tồn tại đó chứ ko thể áp dụng một cách máy móc như Công an đã làm vừa qua. Kết quả là dư luận xã hội lên tiếng, Đại biểu quốc hội lên tiếng, các cơ quan chức năng đã phải tính đến phương án tạm dựng thực hiện cho đến khi giải quyết xong accs vướng mắc kể trên. Chủ trương thì ko sai, nhưng cách làm thì có vấn đề.

    Rất mong nhậnđược ý kiến trao đổi của các bạn

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #228521   22/11/2012

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Nỗi lo chính chủ đây

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #229692   28/11/2012

    huyenho_90
    huyenho_90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Vẫn biết cái nghị định này bản thân nó tốt nhưng những người thi hành có vậy không. tăng mức phạt thì gia tăng xử lý tại chỗ, ai cũng muốn tránh phiền hà mà. Với lại vụ chính chủ nó cũng mông lung quá. 

     
    Báo quản trị |