Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Chủ đề   RSS   
  • #176610 06/04/2012

    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

    Nghị định số24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

    Nghị định 24 ra đời vào đầu tháng 4/2012, cũng là thời điểm mà thị trường chứng khoán đang manh nha một đợt tăng mới. Đó cũng là cú giáng cuối cùng vào niềm hy vọng bị gặm nhấm đến mòn mỏi của giới đầu cơ chuyên đánh vàng, mở ra một thời vận mới cho những kênh đầu tư đầy rủi ro khác.

    Các bạn download Nghị định số24/2012/NĐ-CP ở đây:

    Tải văn bản góc văn bản liên quan của Nghị định 24 2012 tại TVPL

    Hoặc tải trực tiếp tại :
     
    23150 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #176619   06/04/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Mời mọi người tham khảo bài viết của Phóng viên Nguyễn Thắng về nghị định24/2012/NĐ-CP này:
    Trích dẫn:

    (VEF.VN) - Nghị định 24 ra đời vào đầu tháng 4/2012, cũng là thời điểm mà thị trường chứng khoán đang manh nha một đợt tăng mới. Đó cũng là cú giáng cuối cùng vào niềm hy vọng bị gặm nhấm đến mòn mỏi của giới đầu cơ chuyên đánh vàng, mở ra một thời vận mới cho những kênh đầu tư đầy rủi ro khác.

    Hết cửa cho dân đầu cơ

    Được chính thống đốc Ngân hàng nhà nước hứa hẹn sẽ ban hành từ đầu tháng 11/2011, nhưng phải gần nửa năm sau nghị định về quản lý kinh doanh vàng mới được Thủ tướng chính thức ký ban hành. Đây là một "độ trễ" kéo dài quá lâu khiến cho nhiều người chờ đợi trong bất an.

    Ngay sau khi nghị định được ban hàng, giám đốc một DN trong lĩnh vực kinh doanh vàng tiếp tục đặt vấn đề: Tại sao cùng vào ngày 3/4/2012, cùng thời điểm với nghị định 24 được ký, lại xuất hiện một công văn của NHNN gửi cho 5 ngân hàng và Công ty SJC liên quan đến mạng lưới phân phối vàng? Tại sao chỉ có nhóm "G5+1" mà không hiện ra thêm thành viên nào khác? Và tại sao tất cả những thương hiệu vàng "Phi SJC" lại bị loại thẳng thừng trong nghị định 24?

    Nhìn tổng quát, nghị định 24 của Chính phủ không khác nhiều với nội dung dự thảo từ trước đó. Những điều kiện cơ bản về cấp phép cho tổ chức kinh doanh vàng vẫn được giữ nguyên. Hình thức kinh doanh vàng tài khoản cũng được đề cập, tuy không quá "sâu sắc". Có chăng, chỉ là biểu hiện có vẻ "khiêm tốn" hơn chứ không như bản dự thảo đầu tiên được NHNN công bố trên mạng vào cuối tháng 10/2011.



    Tuy nhiên trên tất cả và quan trọng nhất vẫn là quy định "không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán". Về tinh thần này, cùng với chủ trương Nhà nước độc quyền trong sản xuất vàng miếng và xuất khẩu vàng nguyên liệu cũng như nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, giới đầu tư của 12.000 cơ sở kinh doanh vàng và cả những người dân quen mua vàng tích trữ đã biết từ lâu. Vấn đề còn lại là bản nghị định này sẽ tác động ra sao đối với thị trường kinh doanh vàng.

    Dĩ nhiên mục tiêu quan trọng nhất của bản nghị định được xã hội trông đợi là chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh vàng, trong đó nổi trội là những hành vi đầu cơ và làm giá vàng đã tồn tại đầy rẫy từ nhiều năm qua.

    Trong khoảng thời gian gần đây nhất, bất chấp "barem" của thống đốc NHNN về "nếu giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng là có dấu hiệu đầu cơ", độ chênh cao của giá vàng trong nước so với giá quốc tế vẫn luôn duy trì ở mức 2-4 triệu đồng/lượng trong suốt 5 tháng cuối năm 2011, kể cả cho đến những ngày gần đây mức chênh đó vẫn duy trì ở mức trên 2 triệu đồng/lượng.

    Trên thị trường, giá vàng niêm yết hàng ngày hầu hết được "tham chiếu" bởi Công ty SJC chứ chẳng phải ai khác. Mà những dấu hiệu từ SJC khi đặt giá niêm yết cao hơn hẳn giá thế giới lại đã luôn trở thành một nghi vấn lớn lao nhưng chưa bao giờ được giải thích cặn kẽ.

    Từ đó, hiển nhiên các cơ sở kinh doanh vàng - những nơi bị chuyển từ kinh doanh vàng miếng sang vàng nữ trang, sẽ không thể không hoài nghi về ý nghĩa thực chất của nghị định 24 trong thực tế triển khai, nhất là khi thương hiệu vàng SJC vẫn đóng vài trò độc tôn và Công ty SJC vẫn được NHNN "bảo trợ".

    Chiến dịch "tái cấu trúc vàng" cũng vì thế mà đã cơ bản hoàn thiện.

    Chọn kênh đầu tư mới nào?

    Dường như đã diễn ra một sự đồng nhất về ý chí và cách thức tiến hành giữa chiến dịch vàng với chiến dịch tái cấu trúc các ngân hàng thương mại diễn ra từ tháng Mười năm ngoái.

    Gần đây nhất vào tháng 3/2012, giới đầu tư và dư luận xã hội đã chứng kiến sự "đảo chiều" chỉ sau 3 tuần lễ về thông tin Ngân hàng SHB thâu tóm Ngân hàng Habubank. Một trong những tham khảo đáng chú ý nhất cho sự quay ngoắt này đến từ NHNN, từ sự khẳng định "thông tin SHB mua Habubank là không chính xác" vào trung tuần tháng 3, đến chủ trương chấp thuận cho việc "đã rồi" vào cuối tháng 3.


    Tương tự, Bảo Tín Minh Châu đã trở thành "nạn nhân" đầu tiên trong số các thương hiệu có tiếng lâu đời bị gạt ra rìa. Vào cuối năm 2011, khi lần đầu tiên giá vàng BTMC thấp hơn giá vàng SJC đến 1,2 triệu đồng/lượng, cơn khủng hoảng  của vàng "phi quốc doanh" đã bắt đầu.

    Cuộc khủng hoảng trên còn được thấm đẫm bởi một ưu tư khôn nguôi - thanh khoản. Kể từ tháng 10/2011, tình hình thanh khoản trên thị trường vàng đã diễn biến theo chiều hướng giảm dần. Chẳng mấy chốc, trên thị trường đã lan rộng hình ảnh "mười người bán, một người mua". Một hình ảnh sống động không kém là những cửa hàng của Bảo Tín Minh Châu trở nên trống rỗng khách viếng từ đầu năm 2012 đến nay, lại trùng với thời điểm mà thống đốc NHNN lần đầu tiên đưa ra một dự báo về thị trường vàng: vàng sẽ là kênh rủi ro rất cao.

    Khuynh hướng giá tuột dần với tình trạng thanh khoản lắng đọng của thị trường vàng thế giới đang khiến cho dòng tiền có xu hướng chuyển từ vàng sang các kênh đầu tư khác.

    Cũng nương theo tình thế trên, nghị định 24 của Chính phủ đã chỉ làm nốt một công đoạn có tính then chốt của chiến dịch vàng: chuyển dịch thế độc quyền từ thị trường chợ đen trôi nổi vào tay Nhà nước, và vô hình trung "siết" thanh khoản của thị trường kinh doanh vàng miếng về mức tối thiểu.

    Không còn được sử dụng vàng miếng như một công cụ để thanh toán trên thị trường tự do, tất nhiên vàng sẽ có xu hướng chuyển thành tiền mặt để đầu tư vào các kênh khác.

    Nghị định 24 ra đời vào đầu tháng 4/2012, cũng là thời điểm mà thị trường chứng khoán đang manh nha một đợt tăng mới. Với những gì mà các tổ chức đầu cơ chứng khoán đã chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt 3 tháng qua, những tháng sắp tới có thể sẽ là một con sóng tăng bất thường, thậm chí cực mạnh của chứng khoán.

    Và đó cũng là cú giáng cuối cùng vào niềm hy vọng bị gặm nhấm đến mòn mỏi của giới đầu cơ chuyên đánh vàng, chính thức mở ra một thời vận mới cho những kênh đầu tư đầy rủi ro khác

    Tác giã Nguyễn Thắng

    Theo nguồn: Vietnamnet.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #176715   06/04/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà,

    Các bác quản lý thị trường chuẩn bị tung quân đi rình bắt mua bán vàng không giấy phép, ở các tiệm vàng giống như thời trước mở cửa nhé.

    Luật pháp cho người dân sở hữu vàng. Vậy nếu các bác quản lý thị trường gặp hai người đưa vàng cho nhau thì phải xử thế nào nhỉ

    - Phạt vi phạm thanh toán sử dụng vàng. Nhưng họ có mua bán gì đâu.

    - Phạt kinh doanh vàng miếng không giấy phép. Nhưng kinh doanh phải là cả một quá trình có mua vào, bán ra thường xuyên và liên tục để kiếm lời (thế mới gọi là kinh doanh chứ) ở đây mới túm được có một lần vậy có đủ cơ sở để buộc tội không?

    Túm lại, quy định này lại chỉ làm giàu cho bọn độc quyền và tạo thêm cơ hội cho lũ tham nhũng nhũng nhiễu (cấp giấy phép, quản lý thị trường).

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    daonhan (06/04/2012)
  • #212842   11/09/2012

    MaiND2012
    MaiND2012

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nghị định mới: Cấm sử dụng vàng để thanh toán

    Theo đó, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của  pháp luật. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

    Nghị định mới quy định, hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu phải có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    Doanh nghiệp  kinh doanh mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đủ 5 điều kiện: Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất. Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau: Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    Đối với DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải có đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.

    Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Để thực hiện nghị định này, hôm 3/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 1873/NHNN-QLNH yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần: Á Châu, Đông Á, Xuất nhập khẩu Việt Nam, Sài Gòn Thương tín, Kỹ Thương Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn báo cáo về việc triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng.

    Theo văn bản này, để khẩn trương triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng đáp ứng nhu cầu mua, bán vàng miếng của người dân trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần và công ty báo cáo chi tiết về mạng lưới mua, bán vàng miếng hiện nay của mỗi đơn vị (ghi rõ tên chi nhánh, cửa hàng; địa bàn tỉnh, thành phố, huyện, phường, xã).

    Đồng thời, báo cáo kế hoạch, khả năng triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng trong hệ thống trong đó có lộ trình mở rộng mạng lưới các chi nhánh, địa điểm mua, bán vàng miếng.

    Ngày 03/4/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 1873/NHNN-QLNH yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần: Á Châu, Đông Á, Xuất nhập khẩu Việt Nam, Sài Gòn Thương tín, Kỹ Thương Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn báo cáo về việc triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng.

    Theo văn bản này, để khẩn trương triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng đáp ứng nhu cầu mua, bán vàng miếng của người dân trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần và công ty báo cáo chi tiết về mạng lưới mua, bán vàng miếng hiện nay của mỗi đơn vị (ghi rõ tên chi nhánh, cửa hàng; địa bàn tỉnh, thành phố, huyện, phường, xã).

    Đồng thời, báo cáo kế hoạch, khả năng triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng trong hệ thống trong đó có lộ trình mở rộng mạng lưới các chi nhánh, địa điểm mua, bán vàng miếng.

     

     
    Báo quản trị |