Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm hết hiệu lực chưa?

Chủ đề   RSS   
  • #460356 09/07/2017

    Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm hết hiệu lực chưa?

    Chào mọi người,

    Thời gian gần đây dư luận đang "sốt" về việc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an có văn bản khẳng định Bên thế chấp xe được quyền giữ bản chính giấy tờ xe. Mọi điều đáng chú ý là trong văn bản của 02 cơ quan này lại căn cứ vào Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP.

    Theo tôi thì 02 Nghị định này đã hết hiệu lực, bởi tại Điều 1 của Nghị định 63/2006/NĐ-CP khẳng định đây là văn bản hướng dẫn chi tiết bộ luật dân sự (tại phần căn cứ có dẫn chiếu bộ luật dân sự 2005), mà bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực, do đó, căn cứ theo khoản 4 điều 154 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì 02 Nghị định này cũng hết hiệu lực tại thời điểm bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực.

    Như vậy, tại sao Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an lại căn cứ vào 02 Nghị định này? Mọi người có suy nghĩ như thế nào về hiệu lực của 02 Nghị định này vào thời điểm hiện nay?

    trích dẫn điều 01 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.

    Điều 154 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    30525 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    KieuNga1109 (17/07/2017) hald18 (09/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460426   09/07/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Em xin phép không bàn về còn hiệu lực hay không còn hiệu lực. Trong thực tế giải quyết công việc bản thân em giữ không ít xe ô tô họ chỉ đưa ra bản đăng ký xe phô tô có đóng dấu của Ngân hàng xác nhận nội dung đã thế chấp vay vốn tại Ngân hàng đó. Nhưng em là "người cầm chuôi" đương nhiên sẽ không dễ để em chấp nhận bản đăng ký phô tô này. Bởi thực tế, sẵn sàng có thể "đẻ" được nhiều bản phô tô này mà.

    Theo   thì chủ phương tiện đã đem đăng ký thế chấp tại Ngân hàng theo anh thì có tịch thu được xe (nếu vi phạm) hay không?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Xmen-8711 vì bài viết hữu ích
    hald18 (09/07/2017) LSTranTrongQui (11/07/2017)
  • #460537   11/07/2017

     

    Xmen-8711 viết:

     

    Em xin phép không bàn về còn hiệu lực hay không còn hiệu lực. Trong thực tế giải quyết công việc bản thân em giữ không ít xe ô tô họ chỉ đưa ra bản đăng ký xe phô tô có đóng dấu của Ngân hàng xác nhận nội dung đã thế chấp vay vốn tại Ngân hàng đó. Nhưng em là "người cầm chuôi" đương nhiên sẽ không dễ để em chấp nhận bản đăng ký phô tô này. Bởi thực tế, sẵn sàng có thể "đẻ" được nhiều bản phô tô này mà.

    Theo   thì chủ phương tiện đã đem đăng ký thế chấp tại Ngân hàng theo anh thì có tịch thu được xe (nếu vi phạm) hay không?

     

     

    Chào Xmen-8711,

    Trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP tôi không thấy biện pháp tịch thu phương tiện trong trường hợp này. Nếu người vi phạm không mang theo giấy phép lái xe thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện.

    Tôi thấy thực tế hiện nay thì CSGT cũng làm lơ cho chuyện không có giấy tờ bản chính do ngân hàng đang giữ. Không biết tại sao lại bị khui ra.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #461429   16/07/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    LSTranTrongQui viết:

    Chào Xmen-8711,

    Trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP tôi không thấy biện pháp tịch thu phương tiện trong trường hợp này. Nếu người vi phạm không mang theo giấy phép lái xe thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện.

    Tôi thấy thực tế hiện nay thì CSGT cũng làm lơ cho chuyện không có giấy tờ bản chính do ngân hàng đang giữ. Không biết tại sao lại bị khui ra.

    Trước đây phía Ngân hàng và Cục CSGT có "thỏa thuận" bằng văn bản với nhau nội dung này mà bác.

    Cái em đang lăn tăn tịch thu phương tiện không phải riêng lĩnh vực giao thông đường bộ mà ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà trong đó có quy định phải tịch thu phương tiện sung quỹ Nhà nước. Khi phương tiện đã thế chấp, ngân hàng giữ đăng ký rồi chủ phương tiện sử dụng xe đó vi phạm pháp luật thì phương tiện đó có tịch thu được không hay còn liên quan đến ông ngân hàng? Ý em hỏi cái vòng lẩn quẩn này ý

     
    Báo quản trị |  
  • #460438   10/07/2017

    Vậy bây giờ áp dụng Văn bản gì Luật sư ? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngockhuyettam12 vì bài viết hữu ích
    LSTranTrongQui (11/07/2017)
  • #460538   11/07/2017

    ngockhuyettam12 viết:

    Vậy bây giờ áp dụng Văn bản gì Luật sư ? 

    Chào bạn,

    Bây giờ nếu giải thích với CSGT thì áp dụng Khoản 6 Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 là Ngân hàng được quyền giữ bản chính giấy tờ xe. 

    Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

    6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #460480   10/07/2017

    Em có phản hồi với Thư Viện Pháp Luật thì được trả lời như sau:

    Gửi anh, 

    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cám ơn anh đã gửi góp ý về các văn bản mà TVPL cập nhật trên website. Về Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TVPL có một số thông tin trao đổi gửi anh đến anh như sau:

    Theo quy định tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016, trong đó Mục 10 của Nghị quyết nêu rõ: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới ban hành”.

    Hiện tại Nghị định mới về giao dịch bảo đảm theo luật mới vẫn còn đang là dự thảo chứ chưa có văn bản mới, do đó, TVPL hiện vẫn xác định tình trạng hiệu lực của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là còn hiệu lực. Trang bên dưới đây hiện cũng chỉ cập nhật tình trạng của văn bản này là hết hiệu lực một phần do có văn bản sửa đổi.

    http://moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=14719

    Do hiện chưa xác định được văn bản mới thay thế Nghị định này, TVPL xác định tình trạng hiệu lực văn bản này là còn hiệu lực.

    Một số thông tin trao đổi gửi đến anh.

    Trân trọng.

    Giải thích cũng có vẻ hợp lý. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Tqthang2104 vì bài viết hữu ích
    buhhcm (15/11/2023) LSTranTrongQui (11/07/2017)
  • #460539   11/07/2017

    Tqthang2104 viết:

    Em có phản hồi với Thư Viện Pháp Luật thì được trả lời như sau:

    Gửi anh, 

    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cám ơn anh đã gửi góp ý về các văn bản mà TVPL cập nhật trên website. Về Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TVPL có một số thông tin trao đổi gửi anh đến anh như sau:

    Theo quy định tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016, trong đó Mục 10 của Nghị quyết nêu rõ: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới ban hành”.

    Hiện tại Nghị định mới về giao dịch bảo đảm theo luật mới vẫn còn đang là dự thảo chứ chưa có văn bản mới, do đó, TVPL hiện vẫn xác định tình trạng hiệu lực của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là còn hiệu lực. Trang bên dưới đây hiện cũng chỉ cập nhật tình trạng của văn bản này là hết hiệu lực một phần do có văn bản sửa đổi.

    http://moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=14719

    Do hiện chưa xác định được văn bản mới thay thế Nghị định này, TVPL xác định tình trạng hiệu lực văn bản này là còn hiệu lực.

    Một số thông tin trao đổi gửi đến anh.

    Trân trọng.

    Giải thích cũng có vẻ hợp lý. 

    Chào bạn,

    Tôi thấy thế này:

    Thứ nhất, đây là nghị quyết của Chính phủ, còn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là của quốc hội, nên căn cứ vào nghị quyết này để phủ nhận quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là không ổn.

    Thứ hai, trong mục 10 Nghị quyết có nêu rõ là "văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh", tuy nhiên Nghị định 163 là hướng dẫn bộ luật chứ không phải hướng dẫn luật, mà bộ luật và luật là hai loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

    Do đó, theo tôi thì Nghị định 163 vẫn hết hiệu lực.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (11/07/2017) ngockhuyettam12 (11/07/2017)
  • #461450   17/07/2017

    LSTranTrongQui viết:

     

    Tqthang2104 viết:

     

    Em có phản hồi với Thư Viện Pháp Luật thì được trả lời như sau:

    Gửi anh, 

    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cám ơn anh đã gửi góp ý về các văn bản mà TVPL cập nhật trên website. Về Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TVPL có một số thông tin trao đổi gửi anh đến anh như sau:

    Theo quy định tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016, trong đó Mục 10 của Nghị quyết nêu rõ: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới ban hành”.

    Hiện tại Nghị định mới về giao dịch bảo đảm theo luật mới vẫn còn đang là dự thảo chứ chưa có văn bản mới, do đó, TVPL hiện vẫn xác định tình trạng hiệu lực của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là còn hiệu lực. Trang bên dưới đây hiện cũng chỉ cập nhật tình trạng của văn bản này là hết hiệu lực một phần do có văn bản sửa đổi.

    http://moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=14719

    Do hiện chưa xác định được văn bản mới thay thế Nghị định này, TVPL xác định tình trạng hiệu lực văn bản này là còn hiệu lực.

    Một số thông tin trao đổi gửi đến anh.

    Trân trọng.

    Giải thích cũng có vẻ hợp lý. 

     

     

    Chào bạn,

    Tôi thấy thế này:

    Thứ nhất, đây là nghị quyết của Chính phủ, còn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là của quốc hội, nên căn cứ vào nghị quyết này để phủ nhận quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là không ổn.

    Thứ hai, trong mục 10 Nghị quyết có nêu rõ là "văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh", tuy nhiên Nghị định 163 là hướng dẫn bộ luật chứ không phải hướng dẫn luật, mà bộ luật và luật là hai loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

    Do đó, theo tôi thì Nghị định 163 vẫn hết hiệu lực.

    Em xin có ý kiến thế này:

    - Mặc dù Nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản QPPL nhưng chúng ta hiểu nó là văn bản mang tính chỉ đạo điều hành, Tức chúng ta thực hiện trên tinh thần là nếu chưa có văn bản mới thay thế thì sẽ tiếp tục áp dụng văn bản cũ . Từ xưa đến nay vẫn vậy + nội dung về tài sản đảm bảo cũng ko có gì là trái vơi BLDS 2015. 

    - Đúng là Luật với Bộ luật là 2 loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng tại Luật ban hành văn bản quy phạm cũng có chú thích gọi chung là luật (tất nhiên hiểu máy móc là cái này chỉ dùng để hiểu trong văn bản đó). 

    Và vì kĩ thuật  lập pháp của chúng ta ai cũng biết nên cái "tinh thần" rất chi là quan trọng, nên:

    Việc xác định hai cơ quan trên áp dụng 2 văn bản đó thì cũng là điều dễ hiểu mà thôi

    Việc TVPL để tình trạng là "còn hiệu lực" thiết nghĩ cũng là để người dùng biết đường áp dụng, bởi thực tế các bộ, cơ quan nhà nước vẫn dùng.

    TRong trường hợp này  truy tìm hiệu lực của NĐ 163 là không thực sự cần thiết. Mặc cho lập luận của Bác luật sư thì hòan tòan có logic.Chừng nào mà hệ thống văn bản còn rối bời như này thì sẽ còn vô vàn cái 163 như trên 

     
    Báo quản trị |  
  • #461462   17/07/2017

    Pikachuuu viết:

     

    LSTranTrongQui viết:

     

     

    Tqthang2104 viết:

     

    Em có phản hồi với Thư Viện Pháp Luật thì được trả lời như sau:

    Gửi anh, 

    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cám ơn anh đã gửi góp ý về các văn bản mà TVPL cập nhật trên website. Về Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TVPL có một số thông tin trao đổi gửi anh đến anh như sau:

    Theo quy định tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016, trong đó Mục 10 của Nghị quyết nêu rõ: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới ban hành”.

    Hiện tại Nghị định mới về giao dịch bảo đảm theo luật mới vẫn còn đang là dự thảo chứ chưa có văn bản mới, do đó, TVPL hiện vẫn xác định tình trạng hiệu lực của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là còn hiệu lực. Trang bên dưới đây hiện cũng chỉ cập nhật tình trạng của văn bản này là hết hiệu lực một phần do có văn bản sửa đổi.

    http://moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=14719

    Do hiện chưa xác định được văn bản mới thay thế Nghị định này, TVPL xác định tình trạng hiệu lực văn bản này là còn hiệu lực.

    Một số thông tin trao đổi gửi đến anh.

    Trân trọng.

    Giải thích cũng có vẻ hợp lý. 

     

     

    Chào bạn,

    Tôi thấy thế này:

    Thứ nhất, đây là nghị quyết của Chính phủ, còn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là của quốc hội, nên căn cứ vào nghị quyết này để phủ nhận quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là không ổn.

    Thứ hai, trong mục 10 Nghị quyết có nêu rõ là "văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh", tuy nhiên Nghị định 163 là hướng dẫn bộ luật chứ không phải hướng dẫn luật, mà bộ luật và luật là hai loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

    Do đó, theo tôi thì Nghị định 163 vẫn hết hiệu lực.

     

     

    Em xin có ý kiến thế này:

    - Mặc dù Nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản QPPL nhưng chúng ta hiểu nó là văn bản mang tính chỉ đạo điều hành, Tức chúng ta thực hiện trên tinh thần là nếu chưa có văn bản mới thay thế thì sẽ tiếp tục áp dụng văn bản cũ . Từ xưa đến nay vẫn vậy + nội dung về tài sản đảm bảo cũng ko có gì là trái vơi BLDS 2015. 

    - Đúng là Luật với Bộ luật là 2 loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng tại Luật ban hành văn bản quy phạm cũng có chú thích gọi chung là luật (tất nhiên hiểu máy móc là cái này chỉ dùng để hiểu trong văn bản đó). 

    Và vì kĩ thuật  lập pháp của chúng ta ai cũng biết nên cái "tinh thần" rất chi là quan trọng, nên:

    Việc xác định hai cơ quan trên áp dụng 2 văn bản đó thì cũng là điều dễ hiểu mà thôi

    Việc TVPL để tình trạng là "còn hiệu lực" thiết nghĩ cũng là để người dùng biết đường áp dụng, bởi thực tế các bộ, cơ quan nhà nước vẫn dùng.

    TRong trường hợp này  truy tìm hiệu lực của NĐ 163 là không thực sự cần thiết. Mặc cho lập luận của Bác luật sư thì hòan tòan có logic.Chừng nào mà hệ thống văn bản còn rối bời như này thì sẽ còn vô vàn cái 163 như trên 

    Chào bạn,

    Câu "Từ xưa đến nay vẫn vậy" là không ổn. Bởi việc quy định văn bản quy định chi tiết cũng hết hiệu lực là quy định mới của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Trước đây không có quy định này.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #461480   17/07/2017

    LSTranTrongQui viết:

     

    Pikachuuu viết:

     

     

    LSTranTrongQui viết:

     

     

    Tqthang2104 viết:

     

    Em có phản hồi với Thư Viện Pháp Luật thì được trả lời như sau:

    Gửi anh, 

    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cám ơn anh đã gửi góp ý về các văn bản mà TVPL cập nhật trên website. Về Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TVPL có một số thông tin trao đổi gửi anh đến anh như sau:

    Theo quy định tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016, trong đó Mục 10 của Nghị quyết nêu rõ: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới ban hành”.

    Hiện tại Nghị định mới về giao dịch bảo đảm theo luật mới vẫn còn đang là dự thảo chứ chưa có văn bản mới, do đó, TVPL hiện vẫn xác định tình trạng hiệu lực của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là còn hiệu lực. Trang bên dưới đây hiện cũng chỉ cập nhật tình trạng của văn bản này là hết hiệu lực một phần do có văn bản sửa đổi.

    http://moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=14719

    Do hiện chưa xác định được văn bản mới thay thế Nghị định này, TVPL xác định tình trạng hiệu lực văn bản này là còn hiệu lực.

    Một số thông tin trao đổi gửi đến anh.

    Trân trọng.

    Giải thích cũng có vẻ hợp lý. 

     

     

    Chào bạn,

    Tôi thấy thế này:

    Thứ nhất, đây là nghị quyết của Chính phủ, còn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là của quốc hội, nên căn cứ vào nghị quyết này để phủ nhận quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là không ổn.

    Thứ hai, trong mục 10 Nghị quyết có nêu rõ là "văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh", tuy nhiên Nghị định 163 là hướng dẫn bộ luật chứ không phải hướng dẫn luật, mà bộ luật và luật là hai loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

    Do đó, theo tôi thì Nghị định 163 vẫn hết hiệu lực.

     

     

    Em xin có ý kiến thế này:

    - Mặc dù Nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản QPPL nhưng chúng ta hiểu nó là văn bản mang tính chỉ đạo điều hành, Tức chúng ta thực hiện trên tinh thần là nếu chưa có văn bản mới thay thế thì sẽ tiếp tục áp dụng văn bản cũ . Từ xưa đến nay vẫn vậy + nội dung về tài sản đảm bảo cũng ko có gì là trái vơi BLDS 2015. 

    - Đúng là Luật với Bộ luật là 2 loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng tại Luật ban hành văn bản quy phạm cũng có chú thích gọi chung là luật (tất nhiên hiểu máy móc là cái này chỉ dùng để hiểu trong văn bản đó). 

    Và vì kĩ thuật  lập pháp của chúng ta ai cũng biết nên cái "tinh thần" rất chi là quan trọng, nên:

    Việc xác định hai cơ quan trên áp dụng 2 văn bản đó thì cũng là điều dễ hiểu mà thôi

    Việc TVPL để tình trạng là "còn hiệu lực" thiết nghĩ cũng là để người dùng biết đường áp dụng, bởi thực tế các bộ, cơ quan nhà nước vẫn dùng.

    TRong trường hợp này  truy tìm hiệu lực của NĐ 163 là không thực sự cần thiết. Mặc cho lập luận của Bác luật sư thì hòan tòan có logic.Chừng nào mà hệ thống văn bản còn rối bời như này thì sẽ còn vô vàn cái 163 như trên 

     

     

    Chào bạn,

    Câu "Từ xưa đến nay vẫn vậy" là không ổn. Bởi việc quy định văn bản quy định chi tiết cũng hết hiệu lực là quy định mới của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Trước đây không có quy định này.

    Em không biết nhiều về về việc áp dụng những văn bản trc đây nên LS cho em hỏi là trước khi có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, một nội dung được quy định tại 1 văn bản đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế thì khi có tình hướng thực tế áp dụng văn bản nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #461482   17/07/2017

    Pikachuuu viết:

     

    LSTranTrongQui viết:

     

     

    Pikachuuu viết:

     

     

    LSTranTrongQui viết:

     

     

    Tqthang2104 viết:

     

    Em có phản hồi với Thư Viện Pháp Luật thì được trả lời như sau:

    Gửi anh, 

    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cám ơn anh đã gửi góp ý về các văn bản mà TVPL cập nhật trên website. Về Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TVPL có một số thông tin trao đổi gửi anh đến anh như sau:

    Theo quy định tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016, trong đó Mục 10 của Nghị quyết nêu rõ: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới ban hành”.

    Hiện tại Nghị định mới về giao dịch bảo đảm theo luật mới vẫn còn đang là dự thảo chứ chưa có văn bản mới, do đó, TVPL hiện vẫn xác định tình trạng hiệu lực của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là còn hiệu lực. Trang bên dưới đây hiện cũng chỉ cập nhật tình trạng của văn bản này là hết hiệu lực một phần do có văn bản sửa đổi.

    http://moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=14719

    Do hiện chưa xác định được văn bản mới thay thế Nghị định này, TVPL xác định tình trạng hiệu lực văn bản này là còn hiệu lực.

    Một số thông tin trao đổi gửi đến anh.

    Trân trọng.

    Giải thích cũng có vẻ hợp lý. 

     

     

    Chào bạn,

    Tôi thấy thế này:

    Thứ nhất, đây là nghị quyết của Chính phủ, còn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là của quốc hội, nên căn cứ vào nghị quyết này để phủ nhận quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là không ổn.

    Thứ hai, trong mục 10 Nghị quyết có nêu rõ là "văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh", tuy nhiên Nghị định 163 là hướng dẫn bộ luật chứ không phải hướng dẫn luật, mà bộ luật và luật là hai loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

    Do đó, theo tôi thì Nghị định 163 vẫn hết hiệu lực.

     

     

    Em xin có ý kiến thế này:

    - Mặc dù Nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản QPPL nhưng chúng ta hiểu nó là văn bản mang tính chỉ đạo điều hành, Tức chúng ta thực hiện trên tinh thần là nếu chưa có văn bản mới thay thế thì sẽ tiếp tục áp dụng văn bản cũ . Từ xưa đến nay vẫn vậy + nội dung về tài sản đảm bảo cũng ko có gì là trái vơi BLDS 2015. 

    - Đúng là Luật với Bộ luật là 2 loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng tại Luật ban hành văn bản quy phạm cũng có chú thích gọi chung là luật (tất nhiên hiểu máy móc là cái này chỉ dùng để hiểu trong văn bản đó). 

    Và vì kĩ thuật  lập pháp của chúng ta ai cũng biết nên cái "tinh thần" rất chi là quan trọng, nên:

    Việc xác định hai cơ quan trên áp dụng 2 văn bản đó thì cũng là điều dễ hiểu mà thôi

    Việc TVPL để tình trạng là "còn hiệu lực" thiết nghĩ cũng là để người dùng biết đường áp dụng, bởi thực tế các bộ, cơ quan nhà nước vẫn dùng.

    TRong trường hợp này  truy tìm hiệu lực của NĐ 163 là không thực sự cần thiết. Mặc cho lập luận của Bác luật sư thì hòan tòan có logic.Chừng nào mà hệ thống văn bản còn rối bời như này thì sẽ còn vô vàn cái 163 như trên 

     

     

    Chào bạn,

    Câu "Từ xưa đến nay vẫn vậy" là không ổn. Bởi việc quy định văn bản quy định chi tiết cũng hết hiệu lực là quy định mới của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Trước đây không có quy định này.

     

     

    Em không biết nhiều về về việc áp dụng những văn bản trc đây nên LS cho em hỏi là trước khi có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, một nội dung được quy định tại 1 văn bản đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế thì khi có tình hướng thực tế áp dụng văn bản nào?

    Chào bạn,

    Khi bạn sử dụng "từ xưa đến nay vẫn vậy" thì tôi nghĩ bạn biết câu trả lời :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #460550   11/07/2017

    cảm ơn Luật sư đã trả lời câu hỏi. Xin tiếp tục trao đổi với Luật sư thì hiện tại chưa có ai bị CA xử phạt do không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký oto (vì CA không dám phạt, chờ hướng dẫn..v.v... Theo như Luật sư phân tích giúp em hiểu rõ hơn; nhưng tình hình áp dụng, thực hiện pháp luật tại Việt nam, vào lúc này rất có vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
  • #460574   11/07/2017

    ngockhuyettam12 viết:

    cảm ơn Luật sư đã trả lời câu hỏi. Xin tiếp tục trao đổi với Luật sư thì hiện tại chưa có ai bị CA xử phạt do không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký oto (vì CA không dám phạt, chờ hướng dẫn..v.v... Theo như Luật sư phân tích giúp em hiểu rõ hơn; nhưng tình hình áp dụng, thực hiện pháp luật tại Việt nam, vào lúc này rất có vấn đề.

    Chào bạn,

    Các văn bản pháp luật của nước mình vẫn thường xuyên "đá nhau" mà, cảm ơn sự chia sẻ thực tế của bạn.

    Tôi hy vọng rằng bộ công an sẽ có hướng dẫn đồng ý riêng cho trường hợp xe thế chấp không cần bản chính. Bởi nếu giao trả bản chính cho chủ xe thì ngân hàng quá rủi ro.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    ngockhuyettam12 (11/07/2017)
  • #461568   17/07/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Bài trên của em bị "chìm" sau TRÍCH DẪN lại nên em post xuống dưới này

    LSTranTrongQui viết:

     

    Chào Xmen-8711,

    Trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP tôi không thấy biện pháp tịch thu phương tiện trong trường hợp này. Nếu người vi phạm không mang theo giấy phép lái xe thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện.

    Tôi thấy thực tế hiện nay thì CSGT cũng làm lơ cho chuyện không có giấy tờ bản chính do ngân hàng đang giữ. Không biết tại sao lại bị khui ra.

     

     

    Trước đây phía Ngân hàng và Cục CSGT có "thỏa thuận" bằng văn bản với nhau nội dung này mà bác.

    Cái em đang lăn tăn tịch thu phương tiện không phải riêng lĩnh vực giao thông đường bộ mà ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà trong đó có quy định phải tịch thu phương tiện sung quỹ Nhà nước. Khi phương tiện đã thế chấp, ngân hàng giữ đăng ký rồi chủ phương tiện sử dụng xe đó vi phạm pháp luật thì phương tiện đó có tịch thu được không hay còn liên quan đến ông ngân hàng? Ý em hỏi cái vòng lẩn quẩn này ý

     
    Báo quản trị |