Nghỉ bù sau khi lao động Tết

Chủ đề   RSS   
  • #487119 14/03/2018

    vanmiami696

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghỉ bù sau khi lao động Tết

    Kính thưa quý luật sư. Em xin có một câu hỏi như sau. Em làm công ty( tư nhân) làm việc đến nay đã 7 tháng (từ 8/2017 ) mà em vẫn chưa được ký hợp đồng lao động. Đợt tết vừa rồi em không nghỉ tết. Làm từ 30 đến mồng 4 tết em được hưởng 15 ngày nghỉ bù cộng với 3 ngày phép năm. Em có đến phòng nhân sự xin giải quyết nghỉ việc thì bên nhân sự bảo là nghỉ thì sẽ không tính lương 18 ngày nghỉ đó. Quý luật sư cho em hỏi trường hợp công ty giải quyết như vậy có chính đáng không ạ? Cám ơn quý luật sư nhiều.

     
    2356 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #487172   15/03/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:

    “1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

     Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

    2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người”.

    Đồng thời tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định như sau:

    "1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

    d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

    đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

    e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    ….”.

    Trong trường hợp của bạn, công ty đã vi phạm pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội. Bạn có thể yêu cầu với lãnh đạo công ty thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho mình. Trong trường hợp công ty này từ chối, bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động - thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đóng trụ sở để nhờ can thiệp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. 

    Về số ngày nghỉ hàng năm

    Tại khoản 2 Điều 114 Bộ luật lao động 2012 quy định về ngày nghỉ hàng năm như sau:"Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền."

    Căn cứ theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP tại Điều 26 quy định về tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ lương như sau:

    3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

    b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

    4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.”

    Như vậy, người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại Công ty được nghỉ phép hằng năm 12,14 hoặc 16 ngày tùy theo tính chất công việc làm theo danh mục lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Số ngày nghỉ được tăng thêm theo thâm niên cứ mỗi 05 năm tăng thêm 01 ngày." là đúng quy định của pháp luật. Bạn làm việc mới được 7 tháng chưa đủ 12 tháng làm việc tại Công ty nên chỉ đủ điều kiện được nghỉ phép và hưởng lương 7 ngày như bạn nêu. Việc phòng nhân sự trả lời với bạn như vậy là không đúng với quy định nêu trên

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;