ngành nghề nặng nhọc độc hại

Chủ đề   RSS   
  • #33288 05/08/2009

    nguyencongat

    Mầm

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 740
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ngành nghề nặng nhọc độc hại

    - xin luật sư cho biết những ngàng, công việc cụ thể được quy định là ngành, nghề nặng nhọc độc hại. hoặc những văn bản có thể tra cứu được thông tin này
    - xin luật sư cho biết văn bản quy định để thành lập một cơ sở khám chữa bệnh ban đầu theo quy định cấp xã, phường thì cần những điều kiện gì; văn bản cần tra cứu.
    Những văn bản tra cứu trên mạng được là tốt nhất
    Trân trọng cảm ơn!
     
    91088 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #35893   06/05/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    Tôi nghĩ là căn bản trên giấy tờ như vậy là đúng. Các tiêu chuẩn của các nước công nghiệp đặt ra khi nhập khẩu các mặt hàng từ các nước đang phát triển đòi hỏi tương đối là cao nhưng trên thực tế việc đó diễn ra như thế nào thì thật khó kiểm soát nó chỉ được biết rõ khi có bê bối sảy ra.
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #35894   06/05/2009

    Hanbangngoc
    Hanbangngoc

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn tất các các ý kiến của mọi người. Thực ra khi yêu cầu nhân viên ITS cung cấp thông tin về quy định đó, thì họ có cung cấp cho tôi " trong nghị định Số: 68/2008/QĐ-B LĐTBXH" và khi tra cứu văn bản này thì tôi chẳng tìm thấy có yêu cầu nào phải trả 5% mức lương căn bản cho người lao động. Không có cơ sở làm sao tôi có thể yêu cầu Ban Giám đốc phải trả chi phí đó được. Các bạn thấy đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #35895   06/05/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    #ccc" align="left">

    Quyết định này ban hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Làm gì có nội dung phụ cấp lương ở đây. Có lẽ ai đó dịch/tư vấn sai cho ITS rồi.

    Hơn nữa, nếu trả khoản 5% này thì hạch toán thế nào, có phải điều chỉnh hợp đồng lao động hay không. Vô lý quá!

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #35896   06/05/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    TÔI THẮC MẮC

    Tôi đang băn khoăn là tiêu chuẩn BSCI cụ thề là tiêu chuẩn gì, và do nước hay khối thị trường nào quy định ?
    Điều này thì chính doanh nghiệp của hanbangngoc biết rất rõ !???
    Thân chào !
     
    Báo quản trị |  
  • #35897   01/06/2009

    thuanthienlawyer
    thuanthienlawyer
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2009
    Tổng số bài viết (158)
    Số điểm: 670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Phụ cấp độc hại

    Mục 1 Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về tiền lương do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, để sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về tiền lương quy định: "Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc lại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội".
     
    Báo quản trị |  
  • #55355   26/06/2010

    nguyennhatthong
    nguyennhatthong

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thuanthienlawyer viết:
    Mục 1 Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về tiền lương do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, để sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về tiền lương quy định: "Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc lại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội".

    ------> ở đây chỉ có nói về công việc độc hại nguy hiểm thôi, vậy công việc nặng nhọc thì sao ?
     
    Báo quản trị |  
  • #35898   01/06/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Rất cám ơn thông tin của thuanthienlawyer cung cấp nhé !
     
    Báo quản trị |  
  • #35899   01/06/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hic,ở đây quy định là "cao hơn ít nhất 5%" chứ đâu phải là "trợ cấp 5% mức lương"   Hơn nữa quy định này đã có từ mấy năm nay rồi, đâu phải là quy định mới từ 01/2009

    Theo như Hanbangngoc nói thì mức lương của công nhân chỗ bạn ấy hiện tại đã khá cao rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #51341   15/04/2010

    dezaqn
    dezaqn

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin hỏi, có ngành nghề nào quy định làm việc ít hơn 8 giờ 1 ngày không?, nếu có thì Văn bản nào quy định, tại điều mấy. Thank
     
    Báo quản trị |  
  • #51343   15/04/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Gửi bạn dezaqn!
    Dưới đây là văn bản quy định những ngành nghề làm việc ít hơn 8 giờ 1 ngày (có thể còn có những ngành nghề khác nhưng tôi không nắm rõ).

    THÔNG TƯ
    CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 31/2007/TT-BKHCN
    NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2007
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC BỨC XẠ, HẠT NHÂN

    Căn cứ Bộ luật Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006;
    Căn cứ Nghị định số 195/CP của Chính phủ ngày 31/12/1994 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi” và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP của Chính phủ ngày 31/12/1994;
    Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2003;
    Căn cứ Nghị định số 50/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/7/1998 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ,
    Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại công văn số 4668/LĐTBXH-ATLĐ ngày 10/12/2007, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân như sau:

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

    1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
    Thông tư này quy định chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân (sau đây gọi chung là nhân viên bức xạ) trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức (sau đây gọi chung là các đơn vị) quy định tại Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2002.
    2. Nguyên tắc áp dụng
    a) Thông tư này chỉ quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhân viên bức xạ làm nghề, công việc được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    b) Trong khi áp dụng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhân viên bức xạ theo quy định của Thông tư này, các đơn vị sử dụng người lao động và bản thân người lao động trong mọi trường hợp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc về mức giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và các quy định pháp luật khác về kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân.
    c) Nhân viên bức xạ nếu làm việc trực tiếp với thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ được rút ngắn thời giờ làm việc.
    d) Việc quy định mức thời giờ làm việc được rút ngắn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hoá gây ra đối với người lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân.

    II. THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

    1. Thời giờ làm việc
    a) Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 giờ đối với nhân viên bức xạ làm nghề, công việc quy định tại Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    Nghề, công việc quy định tại Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là những nghề, công việc có mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hóa cao do làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ hở, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ có cường độ lớn.
    b) Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 01 giờ đối với nhân viên bức xạ làm nghề, công việc bức xạ, hạt nhân khác quy định tại Nhóm 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
    c) Nhân viên bức xạ không được phép làm thêm giờ. Trường hợp đặc biệt (như khắc phục sự cố, tai nạn nghiêm trọng), đơn vị sử dụng lao động được phép huy động nhân viên bức xạ làm thêm giờ, nhưng không quá 3 giờ trong một ngày. 
    2. Thời giờ nghỉ ngơi
    a) Nhân viên bức xạ ngoài thời giờ làm việc được rút ngắn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Mục II của Thông tư này thì còn được nghỉ ít nhất 30 phút nếu làm việc vào ban ngày và 45 phút nếu làm việc vào ban đêm, tính vào giờ làm việc.
    b) Trong trường hợp nhân viên bức xạ được yêu cầu làm thêm từ 02 giờ trở lên trong ngày, trước khi làm thêm phải được bố trí nghỉ ít nhất 30 phút tính vào thời giờ làm thêm.
    c) Số ngày nghỉ hàng năm của nhân viên bức xạ được tính như sau:
    - Nhân viên bức xạ làm nghề, công việc bức xạ, hạt nhân thuộc Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được nghỉ hàng năm là 16 ngày làm việc.
    - Nhân viên bức xạ làm nghề, công việc bức xạ, hạt nhân thuộc Nhóm 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được nghỉ hàng năm là 14 ngày làm việc.
    III.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động:
    a) Tổ chức thực hiện Thông tư này;
    b) Phổ biến cho nhân viên bức xạ về quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ghi nội dung này vào hợp đồng lao động, nội quy lao động hoặc thoả ước lao động tập thể (nếu có);
    c) Ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư này, thì đồng thời phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành về việc cấm hoặc hạn chế sử dụng người lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi, lao động nữ, lao động là người tàn tật.
    2. Thông tư  này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, giải quyết./.

                                                                                            KT. BỘ TRƯỞNG

                                                                                              THỨ TRƯỞNG

                                                                                             Lê Đình Tiến

    Phụ lục

    NGHỀ, CÔNG VIỆC BỨC XẠ, HẠT NHÂN

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2007/TT-KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân)

    TT

    Nghề, công việc bức xạ, hạt nhân

    I

    Nhóm 1

    1

    Làm việc trong lò phản ứng hạt nhân.

    2

    Sản xuất đồng vị phóng xạ.

    3

    Vận hành thiết bị chiếu xạ công nghiệp (khử trùng, bảo quản thực phẩm, biến tính vật liệu …).

    4

    Vận hành thiết bị chiếu xạ có thiết kế tự che chắn, thiết bị chiếu xạ mô/máu.

    5

    Vận hành thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.

    6

    Sử dụng các thiết bị đo mật độ/ độ ẩm dùng nguồn phóng xạ ngoài hiện trường.

    7

    Làm việc với các nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân và trong ứng dụng đồng vị phóng xạ khác.

    8

    Khai thác, chế biến, xử lý quặng phóng xạ.

    II

    Nhóm 2

    1

    Vận hành các thiết bị đo bức xạ trong y học hạt nhân.

    2

    Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị đo hạt nhân trong công nghiệp: thiết bị đo mức, thiết bị đo chiều dày, thiết bị đo độ tro than, thiết bị đo mật độ, thiết bị soi bo mạch, thiết bị khử tĩnh điện.

    3

    Sử dụng các nguồn phóng xạ chuẩn, mẫu chuẩn phóng xạ cho thiết bị đo bức xạ.

    4

    Sử dụng các thiết bị phân tích huỳnh quang tia X, bắt điện tử, phổ kế Mossbauer.

    5

    Vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ.

    6

    Vận hành máy soi chiếu hành lý, kiểm tra an ninh.

     

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |