Ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện khách hàng X để thu hồi nợ vay và lãi xuất (bao gồm cả lãi xuất quá hạn). Thậm chí cả trong trường hợp không có tài sản bảo đảm thì Ngân hàng vẫn có quyền khởi kiện và đòi nợ.
Trong trường hợp tòa án xử khách hàng X phải trả nợ cho Ngân hàng thì về nguyên tắc chung thì cả 3 chủ nợ của khách hàng X sẽ chia đều theo tỷ lệ phần tiền bán căn nhà. Do Ngân hàng nhận tài sản thế chấp mà không có đăng ký giao dịch bảo đảm.
Theo tôi thì Ngân hàng nên nhanh chóng khởi kiện, Vì nếu vụ kiện giữa khách hàng X và ông A được thực hiện xong thì Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành bán phát mại căn nhà để thi hành án cho ông A và bà B. Khi ấy thì có khả năng khách hàng X, sẽ không còn tài sản để thi hành bản án giữa Ngân hàng và khách hàng X. Thi hành án có thể bán căn nhà cho dù phía Ngân hàng không đồng ý.
Theo pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm thì Cơ quan đăng ký không được từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp ngay sao khi ký hợp đồng thế chấp (có công chứng) mà có văn bản ngăn chặn. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất cho Ngân hàng, nên tiến hành đăng ký giao dịch bào đảm ngay (trước khi khởi kiện). Việc đăng ký giao dịch bảo đảm không phụ thuộc là đã ký hợp đồng thế chấp bao lâu rồi (nhưng phải còn thời hạn thế chấp ghi trong hợp đồng). Trong trường hợp như thế thì Ngân hàng sẽ là người ưu tiến thanh toán trong các chủ nợ khác của khách hàng X.
Thân ái chào bạn
Luật sư Huỳnh Văn Nông - www.shlaw.vn
Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 25/05/2010 11:46:13 AM