Nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, cần liên hệ gấp tới những cơ quan này

Chủ đề   RSS   
  • #449586 15/03/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, cần liên hệ gấp tới những cơ quan này

    Dư luận đang xôn xao vấn đề bảo vệ trẻ em khi hàng loạt những vụ "ấu dâm" được đưa ra ánh sáng. Vấn đề đặt ra ở đây, khi biết trẻ em bị xâm hại thì chúng ta phải tìm tới đâu để được bảo vệ? Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 thì những có quan sau đây sẽ có chức năng bảo vệ quyền trẻ em:

    Mình đưa ra những thông tin liên hệ của các sở ban ngành của 3 thành phố lớn nhất cả nước, ở các địa phương khác mọi người có thể tham khảo trên các website của các cơ quan hoặc đến trực tiếp địa chỉ của các cơ quan để tố cáo, khiếu nại.

     

    1. Cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội các cấp:

    - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

    Đ/c: Số 12 Ngô Quyền. Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

    SĐT: (04) 62703613; (04) 62703615

    - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành:

    + Hà Nội: 75 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội (SĐT: 04 3835 8868)

    + Đà Nẵng: 342 Phan Châu Trinh, Hải Châu, Đà Nẵng (SĐT: 0511 3827 616)

    + TP HCM: 159 Pasteur, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh (08 3829 4032)

    - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp quận/huyện.

     

    2. Các cơ quan y tế:

    - Bộ Y tế:

    Đ/c: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (SĐT: 046.273.2.273)

    - Sở y tế

    + Hà Nội: 4 Sơn Tây, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội (SĐT: 04 3998 5765)

    + Đà Nẵng: 103 Hùng Vương, Hải Châu, Đà Nẵng (SĐT: 0511 3821 206)

    + TP HCM: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh (SĐT: 08 3930 9912)

    - Phòng y tế

    - Các cơ sở y tế khác

     

    3. Ủy ban nhân dân các cấp

     

    4. Cơ quan giáo dục các cấp:

    - Bộ giáo dục và đào tạo: 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (SĐT: 04.38694085)

    - Sở giáo dục và đào tạo:

    + Hà Nội: 23 Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (SĐT: 04 3942 1429)

    + Đà Nẵng: 107 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng (SĐT: 0511 3821 066)

    + TP HCM: 66-68 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh (SĐT: 08 3822 9360)

    - Phòng giáo dục

    - Trường học

    - Các cơ sở giáo dục

     

    4. Uỷ ban Thể dục Thể thao

    Đ/c: 48 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

    SĐT: 08 3829 6867

     

    5. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em:

    Đ/c: 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội

    SĐT: 04. 37333511

     

    Nếu phát hiện ra những trường hợp xâm hại đến trẻ em, mọi người cần phải liên hệ gấp tới các cơ quan như trên (gần nhất có thể)

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 15/03/2017 03:28:32 CH

    Đây là chữ ký

     
    6479 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    thanhchiencn (15/03/2017) truongnguyenthach1994 (15/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449620   15/03/2017

    taka280
    taka280

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn chưa làm rõ được câu hỏi liên hệ với mục đích gì? Chẳng hạn nếu cần sự can thiệp, sắp xếp chỗ ở khác cho trẻ thì có thể liên lạc Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em của MOLISA hay không? Uỷ ban nhân dân và các Sở địa phương có trách nhiệm thế nào? Chứ chả lẽ cứ đến gõ cửa từng cơ quan. Đặc biệt là cơ quan điều tra, viện kiểm sát về vấn đề này không thấy được nêu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #449652   16/03/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    taka280 viết:

    Bạn chưa làm rõ được câu hỏi liên hệ với mục đích gì? Chẳng hạn nếu cần sự can thiệp, sắp xếp chỗ ở khác cho trẻ thì có thể liên lạc Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em của MOLISA hay không? Uỷ ban nhân dân và các Sở địa phương có trách nhiệm thế nào? Chứ chả lẽ cứ đến gõ cửa từng cơ quan. Đặc biệt là cơ quan điều tra, viện kiểm sát về vấn đề này không thấy được nêu. 

    Ngay đầu bài viết mình cũng đã có nhắc đến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, chức năng và nhiệm vụ của những cơ quan này cũng được quy định rõ trong luật. Trong khuôn khổ bài viết, ý mình muốn truyền tải cũng chỉ là muốn mọi người biết rằng những cơ quan nào có thể can thiệp khi rơi vào hoàn cảnh đó. Tránh trường hợp không biết đi kêu ai thôi. Còn nhiệm vụ của cơ quan điều tra, VKS là điều tra và xét xử kẻ có tội chứ vai trò chính trong việc "bảo vệ các em" vẫn nằm ở cơ quan kia.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #449654   16/03/2017

    taka280
    taka280

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Thế chả lẽ việc truy tố hình sự không phải là "bảo vệ trẻ em". Nói khác đi, bảo vệ trẻ em được hiểu theo nghĩa rộng, gồm nhiều cấp độ như phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Có thể bạn muốn trình bày bài viết ngắn nên chỉ đưa thông tin sơ lược và tổng quát chung nhưng như thế không đầy đủ. Bạn không thể gõ cửa Uỷ ban dân số để hỏi họ chuyển trẻ bị xâm hại tình dục sang cơ sở chăm sóc trẻ em được. Dù họ có nhận cuộc gọi của bạn thì họ cũng sẽ bảo bạn liên lạc với cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực đó chứ. 

    P/S: Ngoài Luật 2004, bạn có thể tham khảo thêm Luật Trẻ em 2016.

     
    Báo quản trị |  
  • #450062   21/03/2017

    aban
    aban

    Sơ sinh


    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhà mình có 1 cháu , hiện chạy được 2 tuổi rồi. Mình đưa con đi học trường mẫu giáo. Cháu rất hiếu đông hơn các bạn khác. Ko hiểu sao cứ đi học về là cháu lại rất rụt rè. Khi cho cháu chơi đồ chơi thì cháu ko con như hồi chua đi học. Nói cháu đi học nha thi cháu nói hông? hỏi cô đánh đòn con đâu thi cháu chỉ vào 2 chân

    Tuy trường có camera nhung thường xuyên mình thấy cô dẫn cháu vào nhà vệ sinh. Trường hợp này có báo với co quan chức năng được ko bạn?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn aban vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (24/03/2017)
  • #450268   23/03/2017

    taka280
    taka280

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    aban viết:

    Nhà mình có 1 cháu , hiện chạy được 2 tuổi rồi. Mình đưa con đi học trường mẫu giáo. Cháu rất hiếu đông hơn các bạn khác. Ko hiểu sao cứ đi học về là cháu lại rất rụt rè. Khi cho cháu chơi đồ chơi thì cháu ko con như hồi chua đi học. Nói cháu đi học nha thi cháu nói hông? hỏi cô đánh đòn con đâu thi cháu chỉ vào 2 chân

    Tuy trường có camera nhung thường xuyên mình thấy cô dẫn cháu vào nhà vệ sinh. Trường hợp này có báo với co quan chức năng được ko bạn?

     

    Chào bạn, xin lỗi giờ mình mới đọc bài của bạn.

    Theo mình thấy thì ở đây thì đúng là bé có biểu hiện khác thường. Nhưng việc cô dẫn vào nhà vệ sinh cũng là chuyện thường tình (cần phải quan sát thêm ví dụ thời gian dẫn vào lâu không, lúc bé ra thì biểu hiện thế nào..., ở đây mình không biết cụ thể nên không dám đoán mò), mình chưa thấy xuất hiện dấu hiệu tội phạm, vì vậy khó có thể bảo CA vào cuộc được. 

    Mình thấy bạn nên chịu khó tâm sự với bé, hỏi han tình hình học tập và bạn bè của bé, đóng vai trò như người bạn và bác sĩ tâm lý. Nếu cần thiết, nên đưa bé đến chuyên gia. Ý kiến chuyên gia có thể là cơ sở để bạn tiến hành các bước sau đó.

     
    Báo quản trị |