Nếu CSGT không chỉ ra được lỗi, có quyền được đi không?

Chủ đề   RSS   
  • #399646 16/09/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Nếu CSGT không chỉ ra được lỗi, có quyền được đi không?

    >>> Cẩm nang bỏ túi khi đi đường

    >>> iThông: Phần mềm tra cứu xử phạt giao thông đường bộ

    Câu hỏi này dường như không phải là của một người mà là của rất nhiều người khi tham gia giao thông đường bộ, có sử dụng xe gắn máy, xe mô tô.

    Khi chẳng may bị tuýt còi vì những lỗi như vượt đèn đỏ, quên bật xi nhan, không có kính chiếu hậu hoặc kính chiếu hậu không đúng quy định…phản ứng đầu tiên của nhiều bạn hiện nay là vội tìm kiếm ví tiền của mình để nộp phạt cho CSGT.

    Nộp phạt cho CSGT nhưng nhiều trường hợp thường thấy hiện nay là không có biên bản nộp phạt, không biết rõ mức phạt đối với lỗi của mình là bao nhiêu?...

    Nhắc lại cho các bạn lỗi thường gặp và mức phạt khi tham gia giao thông đường bộ:

    Lỗi

    Mức phạt hiện nay

    Mức phạt dự kiến năm 2016

    Vượt đèn đỏ

    200.000 – 400.000 đồng

    300.000 – 400.000 đồng

    Sử dụng ô (dù), điện thoại di động

    60.000 – 80.000 đồng

    50.000 – 150.000 đồng

    Không bật xi nhan khi chuyển hướng

    (Lưu ý: chuyển hướng bao gồm trường hợp đi vào bùng binh – vòng xuyến, đường chữ Y)

    200.000 – 400.000 đồng

    300.000 – 400.000 đồng

    Không có kính chiếu hậu, kính chiếu hậu không đúng quy định

    80.000 – 100.000 đồng

    70.000 – 150.000 đồng

    Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

    2.000.000 – 3.000.000 đồng

    Vượt tốc độ (từ 5km/h đến trên 20 km/h)

    100.000 – 3.000.000

    150.000 – 6.000.000 đồng

    Sử dụng rượu bia

    500.000 – 3.000.000

    1.000.000 – 6.000.000 đồng

    Không bật đèn pha khi đi đường vào ban đêm

    80.000 – 100.000 đồng

    50.000 – 150.000 đồng

    Không đội nón bảo hiểm

    100.000 – 200.000 đồng

    150.000 – 250.000 đồng

    CSGT phải chứng minh được lỗi của người vi phạm

    Đây là nguyên tắc cơ bản khi tiến hành xử phạt vi phạm người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.

    Tuy nhiên, trên thực tế, dường như nguyên tắc này bị lãng quên, thay vào đó là phía CSGT nêu ra hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và yêu cầu nộp phạt.

    Căn cứ Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA có quy định:

    Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện

    1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

    a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

    Đồng thời, theo Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    ….

    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    Như vậy, nghĩa vụ chứng minh lỗi là của CSGT, cá nhân điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền chứng minh mình không vi phạm.

    Trường hợp, CSGT không chứng minh được lỗi của người bị xử phạt thì không được phép xử phạt người vi phạm và người này được phép tiếp tục tham gia giao thông đường bộ mà không phải nộp phạt.

    Việc chứng minh lỗi có thể thông qua phương thức trực tiếp phát hiện hoặc thông qua thiết bị ghi hình, ghi nhận hành vi vi phạm này.

    Căn cứ pháp lý:

    Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    - Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

    - Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

    - Thông tư 65/2012/TT-BCA.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 16/09/2015 03:17:09 CH
     
    6882 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    giangthingochuong (30/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507219   11/11/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Mình thường thấy khi tham gia giao thông thì người lái xe phải phạm một trong các lỗi trên thì mới bị công an tít còi vào chứ nếu như không vi phạm gì thì công an sẽ không bắt mình lại, nên cứ tuân thủ đúng luật giao thông thì chẳng cần sợ công an nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #508307   24/11/2018

    Theo Mình thấy khi tham gia giao thông trên đường thì nếu phạm lỗi sẽ bị cảnh sát giao thông tuýt còi. Tuy nhiên, khi bạn không chịu đóng phạt với lỗi mà CSGT đưa ra, thì họ sẽ kiếm cớ lấy ra một lỗi khác và phạt bạn hoặc giam bằng lái. Đến cuối cùng bạn cũng phải đóng phạt mà thôi.

    Cập nhật bởi thuongkp2708 ngày 24/11/2018 12:32:31 CH sai
     
    Báo quản trị |  
  • #511141   30/12/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    thuongkp2708 viết:

    Theo Mình thấy khi tham gia giao thông trên đường thì nếu phạm lỗi sẽ bị cảnh sát giao thông tuýt còi. Tuy nhiên, khi bạn không chịu đóng phạt với lỗi mà CSGT đưa ra, thì họ sẽ kiếm cớ lấy ra một lỗi khác và phạt bạn hoặc giam bằng lái. Đến cuối cùng bạn cũng phải đóng phạt mà thôi.

    Không phải là kiếm cớ để lấy ra một lỗi khác và phạt đâu nhé bạn, mà là mức tiền phạt nó sẽ bị tăng thêm theo tỷ lệ nếu như chậm nộp phạt theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

    "Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

    1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

    2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

    Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

    3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

    Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

    Như vậy, nếu quá thời hạn nêu trên mà bạn không nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

     
    Báo quản trị |  
  • #508335   25/11/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì việc dừng phương tiện để kiểm soát giao thông được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

    - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

    - Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

    - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

    - Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

    Trên đây là một số nội dung mới về các trường hợp mà cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để tuần tra, kiểm soát. 

    Cùng với việc quy định về những trường hợp được dừng phương tiện thì việc người điều khiển phương tiện được tiếp tục lưu thông nếu cán bộ thực hiện tuần tra, giám sát không không chứng mình được lỗi vi phạm sẽ giúp giảm thiểu các trường hợp tạm dừng "tào lao" để "làm luật" của lực lượng tuần tra.

     
    Báo quản trị |  
  • #511146   30/12/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mình thấy thường chỉ khi người tham gia giao thông phạm lỗi thì mới bị CSGT tuýt còi và kêu lại thôi. Chứ ít ai rảnh đâu mà không phạm lỗi cũng kêu lại cho mất thời gian. Nhiều người bị tuýt còi cứ gân cổ lên cãi bảo là không vi phạm, như vậy chỉ khiến mấy anh CSGT thêm bực mình mà xử nặng hơn thôi. Vậy nên, theo mình nếu bị quắc lại thì một là năn nỉ, hai là ngoan ngoãn đóng phạt để được đi. 

     
    Báo quản trị |