Nếu cá nhân không sử dụng được tiếng Việt thì có thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #565149 23/12/2020

    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Nếu cá nhân không sử dụng được tiếng Việt thì có thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự hay không?

    Theo quy định tại Chương VI Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người làm chứng được xem là người tham gia tố tụng (Điều 77). 

    Và theo quy định tại Điều 20 Bộ luật này thì:

    "Điều 20. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

    Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

    Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.

    Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại."

    => Như vậy, trong trường hợp người làm chứng (người tham gia tố tụng) không thể sử dụng tiếng Việt thì có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này sẽ phải có người phiên dịch.

    Người phiên dịch được quy định chi tiết tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    “Điều 81. Người phiên dịch

    1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

    2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

    Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.”

     
     
    1056 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận