Nếu bố mất không để lại di chúc thì quyền thừa kế có phải chia cho anh em của bố không

Chủ đề   RSS   
  • #618073 10/12/2024

    thanh_huong_nguyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Đồng Nai
    Tham gia:09/12/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu bố mất không để lại di chúc thì quyền thừa kế có phải chia cho anh em của bố không

    Tôi có thắc mắc như sau: Trước khi bố tôi lấy mẹ tôi đã tự bản thân mua được miếng đất và đứng tên bản thân. Vậy sau khi bố tôi mất thì quyền thừa kế chỉ thuộc về vợ con hay còn thuộc về anh em ruột của bố nữa (ông bà tôi không còn). Mong nhận được được sự hồi đáp từ chuyên gia.Tôi xin cảm ơn!

    Chính tả
     
    225 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #618101   14/12/2024

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần
    Lawyer

    Nếu bố mất không để lại di chúc thì quyền thừa kế có phải chia cho anh em của bố không

    Chào bạn, 

    Đối với trường hợp một người khi qua đời tài sản của họ sẽ được để thừa kế. Và những đối tượng thừa kế sẽ có hai diện là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, nếu người chết để lại di sản nhưng không có di chúc thì phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật. Hiện tại những người thừa kế theo pháp luật sẽ được chia thành ba hàng thừa kế như sau:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Và theo nguyên tắc chia thừa kế thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất là những người được thừa kế di sản đầu tiên. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Và nếu những người có quyền thừa kế không có thỏa thuận khác thì di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế cùng hàng.

    Như vây, đối với trường hợp của bạn sau khi ba của bạn mất thì di sản thừa kế sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứa nhất bao gồm; vợ; con (con đẻ, con nuôi); cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của ba bạn. Anh em ruột của ba bạn chỉ được nhận thừa kế khi nào không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Những người có quyền thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

    Bạn cần lưu ý thêm, nếu ông bà của bạn còn sống tại thời điểm bố của bạn mất thì ông bà của bạn vẫn thuộc đối tượng được hưởng thừa kế, và ở thời điểm hiện tại ông bà đã mất thì phần di sản mà ông bà bạn đáng ra được nhận khi còn sống sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn (là các chú)
     
    Nếu ông bà của bạn mất trước khi bố của bạn mất thì phần di sản của bố bạn chỉ chia cho mẹ của bạn, bạn và các anh/chị/em của bạn. 

    Căn cứ pháp lý tham khảo:

    - Điều 611 và Điều 613 Bộ luật dân sự 2015

    - Điều 649 đến Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenquocthanh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/12/2024)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: