Chào bạn!
Luật sư Nguyễn Đức Long - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về sự giống và khác nhau giữa loại hình công ty TNHH và công ty CP như sau:
1. Công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi). Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau 03 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn;
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;
- Năng lực hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần linh hoạt tạo điều kiện để nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng;
- Chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phiếu.
* Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên dễ có sự phân hoá thành các nhóm cổ động đối lập nhau về lợi ích;
- Quá trình thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Số lượng thành viên tối thiểu là 02 và số lượng tối đa không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho người không phải là thành viên sáng lập công ty nếu các thành viên sáng lập còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Ưu điểm của công ty TNHH:
- Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
- Việc quản lý và điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn không quá phức tạp do số lượng các thành viên không nhiều;
- Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.
* Nhược điểm của công ty TNHH:
- Do tên gọi và chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng;
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần.
Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc được hỗ trợ trong việc đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại.
Thân!
Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Mobile: 0988.823.338 - Tel/Fax: (024)-3533.5036
Địa chỉ: Số 31 ngõ 73, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Website: http://www.luatsuductin.com.vn
Email: luatsuduclong@gmail.com; luatsuductin@gmail.com
I. CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:
Hoạt động đa dạng chuyên nghiệp trên các lĩnh vực hành nghề Luật sư: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác. Cụ thể như sau:
1. Luật sư tranh tụng: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.
2. Luật sư tư vấn pháp luật liên quan đến: Doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, Hình sự, dân sự, đất đai, nhà ở, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động...
3. Luật sư đại diện thực hiện các thủ tục: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, xin cấp sổ đỏ, đính chính sổ đỏ, đo vẽ tách thửa nhà đất, sang tên nhà đất...
4. Nhận soạn thảo: Hợp đồng, văn bản, đơn từ và các văn bản khác.
5. Công chứng hợp đồng, giao dịch về chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, cho mượn nhà đất và tài sản, uỷ quyền, khai nhận thừa kế, di chúc.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT (liên hệ từ 08h đến 18h hàng ngày):
1. Đối tượng: Mọi đối tượng.
2. Hình thức tư vấn: Điện thoại: 0988.823.338 - 024.3533.5036 hoặc Email: luatsuduclong@gmail.com
III. TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ:
Bào chữa miễn phí cho: Người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và người chưa thành niên không nơi nương tựa.