Đọc xong các bài thảo luận, thấy mình vẫn "ngu-chẳng hiểu gì cả".
Không biết ở đây đang bình luận về mức lương đóng cao hay tỷ lệ đóng cao?
Theo suy đoán từ ý kiến của chị kia thì là đóng ở mức lương cao. Nhưng luật quy định là đóng theo mức lương rồi. Như vậy chỉ nên bàn đến là làm sao ngăn việc cty lách luật không đóng đúng mức lương.
Nhưng dù kiểu gì đi nữa thì cũng thử tính toán xem lợi được bao nhiêu? và mất là bao nhiêu? (bàn trong phạm vi lương thấp nhưng đóng BHXH cao):
- Nếu tính về chế độ thai sản: mỗi chị em được 12 tháng lương thai sản cho 2 lần sinh, nếu muốn được lương cao một tý thì phải đóng BHXH cả mấy chục năm ở mức lương cao ===> có lợi không?
Cụ thể: nếu tiền lương đóng cao thêm 1.000.000đ. Thì tiền thai sản được hưởng cao thêm 12.000.000đ. Trong khi đó mỗi tháng tính riêng tiền của NLĐ phải đóng thêm là 105.000đ, vị chi một năm phải đóng thêm 1.260.000đ, vậy bình quân một người làm việc 30 năm thì phải đóng thêm 37.800.000đ
- Nếu tính về chế độ tai nạn: có ai muốn không? và tỷ lệ bị tai nạn lao động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số lao động? ===> có bao nhiêu phần trăm người lao động đóng BHXH cao cả đời mà không hưởng gì cả?
Không biết quan điểm mọi người thế nào?