Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được đưa thảo luận, đóng góp ý kiến. Điều đáng nói là Dự thảo dành nhiều điều luật để quy định về "ban đại diện cha mẹ học sinh" hay "hội phụ huynh học sinh", đơn cử như:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh là thành phần của Hội đồng trường (điểm a khoản 1 Điều 53 Dự thảo Luật);
- Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 90 Dự thảo Luật); ...
Ảnh minh họa
Lâu nay, Hội phụ huynh được cho là đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của phụ huynh, đóng góp vào sự phát triển của cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, hoạt động của Hội phụ huynh đang tồn tại nhiều bất cập như: mang tính hình thức, chỉ hoạt động vào đầu hay cuối học kỳ, tình trạng lạm thu, ... dẫn đến bức xúc, có trường hợp còn gửi đơn lên các cơ quan quản lý giáo dục đề nghị giải tán hội phụ huynh.
Vấn đề dẫn đến tranh cãi có nên hay không việc đưa "ban đại diện cha mẹ học sinh" ra khỏi dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP, hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, ... hoạt động thường xuyên,...
Như vậy, Hội phụ huynh học sinh là hội, mà đã là hội thì mang tính tự nguyện, việc thành lập, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội đã được quy định cụ thể tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP, do đó không cần phải đưa vào Luật Giáo dục để quản lý.
Hơn nữa, hiện nay công nghệ thông tin phủ sóng, phụ huynh hoàn toàn có thể nắm được thông tin về học tập, rèn luyện của con em thông qua tin nhắn, mạng xã hội,... mà không cần phải thông qua hội phụ huynh học sinh.
Thực tế, nhiều trường tư thục không có hội phụ huynh học sinh cũng không ảnh hưởng gì đến hiệu quả giáo dục.
Trên đây chỉ là cóp nhặt và ý kiến cá nhân, mọi người quan tâm có thể thảo luận đóng góp ý kiến để dự thảo luật thêm hoàn chỉnh.
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!