Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

Chủ đề   RSS   
  • #219288 11/10/2012

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

    Không nên đào tạo hệ tại chức vì đó là một trong những con đường dành cho những người không có khả năng về học lực, nhận thức và một phần nào đó chí tiến thủ. Hệ tại chức không còn theo kịp xu thế của thời đại.

    Nỗi khổ của sinh viên học liên thông đại học

    Phải nói rằng người Việt Nam chúng ta nói chung luôn luôn đặt công việc học hành, đỗ đạt lên hàng đầu, nhiều nơi bố mẹ dạy dỗ con cái câu đầu tiên là "học để thoát khỏi đói nghèo", "học để làm quan để bố mẹ nhờ"...

    Rất nhiều câu như vậy thể hiện ai cũng muốn làm "thầy", làm "ông này, bà nọ" mà họ rất ít suy nghĩ làm "thợ", thực tế nhiều người làm thợ có trình độ tay nghề cao có thu nhập hơn những người có bằng cấp đó thôi.

    Hiện nay thì tình hình như thế nào? Phải nói hiện nay tình hình vẫn không thay đổi là bao, vẫn chú trọng đào tạo "thầy" hơn "thợ". Trong nền giáo dục nước ta có rất nhiều loại hình đào tạo như chính quy, chuyên tu, tại chức, từ xa, liên thông, văn bằng 2 không biết còn loại hình gì nữa. Ở phạm vi bài này tôi xin nhận xét hệ chính quy và tại chức để đưa ra ý kiến bản thân.

    Trước tiên ta xem xét hoàn cảnh ra đời của đại học tại chức, phải nói rằng hình thức đào tạo tại chức phát huy hết ý nghĩa của nó trong những thập niên 80, 90, nó đáp ứng được điều kiện kinh tế - xã hội thời bấy giờ.

    Đất nước trong thời kỳ đổi mới nhưng nhiều cán bộ công chức chưa đủ kiến thức chuyên môn làm việc bởi vì những người này phần lớn đều tuổi trẻ đã đóng góp cho chiến trường, vì thế đến thời bình họ đi làm cần phải vừa học, vừa làm bổ sung kiến thức nên loại hình tại chức rất phù hợp và được nhiều người ủng hộ. Phải nói rằng đây là một bước đi đúng đắn của nền giáo dục nước ta.

    Đến nay, loại hình tại chức được nhìn nhận như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi của nhiều người đặt ra và rất nhiều người có bằng tại chức hoang mang, phân vân vì chưa có sự thống nhất.

    Trước tình hình nhiều tỉnh thành không tuyển bằng tại chức vào làm công chức Nhà nước, bản thân tôi hoàn toàn đồng tình, trong đó có nhiều lý do:

    Thứ nhất, về mặt lịch sử tôi thấy rằng hệ tại chức đã làm hết sứ mệnh của nó, số lượng những người vì lý do cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân thời gian này đã hết.

    Hiện nay có rất nhiều người trẻ có bằng chính quy được đào tạo một cách bài bản nhưng không có việc làm hoặc làm những ngành nghề không phù hợp, vì thế không tuyển hệ tại chức là hoàn toàn tất yếu.

    Thứ hai, thử hỏi đầu vào và đầu ra của hệ tại chức bữa nay thì biết. Đầu vào quá dễ còn đầu ra thì đương nhiên. Nhiều người học lực quá kém thi tất cả các trường không đậu nên chọn hệ tại chức làm bến “ước mơ” làm “thầy” chứ vẫn không chịu học nghề.

    Nhiều bạn nói nhiều người vì không có điều kiện nên học tại chức, nói thế thì đúng với một số lượng rất ít với kiểu “không đủ điều kiện” nghĩa đen. Còn về nghĩa bóng thì không đủ điều kiện học lực, khả năng là nhiều, vì thế chọn lựa hệ chính quy là chính xác.

    Thứ ba, trong triết học có nói “biến chuyển về lượng đã mới biến chuyển về chất”, áp dụng trong giáo dục thì ta thấy, thời gian học hệ tại chức được bao nhiêu? Nhồi nhét kiến thức là chủ yếu, trong đó phần lớn là những người không thi đỗ đại học chính quy. Học lực chưa đủ giờ nhồi nhét thế làm sao hiểu được bài chứ đừng nói gì đến ứng dụng trong thực tế.

    Còn đại học chính quy thì các bạn biết rồi đấy, thời gian học, lượng kiến thức, nhiều người đầu tư thời gian học mà còn chưa chắc hiểu bài huống hồ tại chức, vì thế ưu tiên chính quy là đương nhiên. Nhìn khách quan mà nói, xã hội giờ nhiều người có bằng tại chức giờ đang thi nhau, đua nhau thi cao học để có tấm bằng thạc sĩ nhằm xóa bỏ cái tiếng nói bằng tại chức của mình.

    Nhiều vị lãnh đạo ở Bộ GD-ĐT nói không phân biệt tại chức và chính quy, 2 bằng này có giá trị như nhau, theo ý kiến tôi thì không thể cào bằng như thế được.

    Hàng hóa còn phân biệt nước này nước nọ, nhà sản xuất này, nhà sản xuất nọ huống hồ ở đây là bằng cấp, nó thể hiện trình độ, năng lực của người đó. Nó chỉ có giống nhau đều là cử nhân hoặc kỹ sư chứ không thể giá trị như nhau được.

    Thứ tư, nhiều người khi thấy thông tin nhiều tỉnh không tuyển tại chức làm dấy lên làn sóng không đồng tình và cho rằng người có bằng tại chức có khi làm việc hơn đại học.

    Giờ đây hình thức “trăm hay không bằng tay quen đã qua”. Những người có bằng tại chức được trang bị kiến thức không sâu do nhiều yếu tố đem lại nên khi làm việc trình độ khó có thể bằng chính quy.

    Có thể một người tại chức làm quen tay trong công tác này “sống lâu thành lão làng” nhưng khi chuyển công tác khác không thể thích nghi được bằng chính quy.

    Thứ năm, về luật mà nói thì những tỉnh không tuyển bằng tại chức là đúng luật. Bởi lẽ họ là người tuyển dụng lao động, họ có một số yêu cầu đòi hỏi nhất định đối với những người thi tuyển.

    Họ có quyền lựa chọn những người lao động có chất lượng cao. Trước tiên phải thể hiện bằng cấp đã, nếu thử việc không đủ thì họ có quyền không tuyển dụng (trong thời gian thử việc) và tuyển người khác. Mà theo tôi, trong bộ máy nhà nước nên tuyển như thế.

    Nói chung hệ tại chức hiện nay không theo kịp xu thế của thời đại. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những người đã và đang học hệ này. Thời gian tới không nên đào tạo hệ này nữa. Nếu đào tạo tại chức thì cần phải có những điều kiện nghiêm ngặt như vậy mới có môi trường công bằng trong học tập, trong cơ hội tìm kiếm việc làm.

    M.Đ.C

     
    8321 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (14/10/2012) admin (12/10/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #219381   11/10/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Mình nhớ trong lý luận của Mác có một câu đại khái thế này: Cái gì hợp lý sẽ tồn tại. Cái gì tồn tại là hợp lý. Nếu hết vai trò lịch sử, nó sẽ tự mất đi thôi. Hệ tại chức ở nhiều trường đại học hiện nay đã không còn hoặc còn rất ít người học nữa rồi.

    Cũng không nên đánh giá con người qua bằng cấp và hinh thức đào tạo. Nếu muốn đánh giá chính xác, phải đánh giá qua hiệu quả công việc trên thực tế. Bởi vì, trong lý luận nhận thức, có hai con đường: (1) từ lý luận đến thực tiễn; (2) từ thực tiễn đến lý luận. Con đường nào cũng đều đưa tư duy con người đến những nấc thang nhận thức nhất định.

    Ví dụ, một người học trung cấp kế toán, về làm kế toán cho công ty một thời gian, rồi sau đó họ học đại học tại chức, thì rõ ràng thầy không cần phải dạy người đó thời gian nhiều như dạy chính quy người ta vẫn có thể tiếp cận nhanh và làm tốt công việc của mình. Một kỹ năng nào đó đôi khi thầy phải rèn luyện đi rèn luyện lại mà SV chính quy vẫn chưa làm được hoặc chưa hình dung được nhưng SV tại chức có thể hình dung được ngay. Người làm trong cơ quan nhà nước học tại chức mới nhắm tới mục đích nhận lương cao hơn.  Còn người làm trong doanh nghiệp họ vẫn đi học tại chức đầy ra, để tự nâng cao trình độ của chính mình. Vậy tại sao lại dẹp bỏ???

    (Mà nói nhỏ: mình là gv đại học, nếu bỏ hệ tại chức mình làm sao có thu nhập ngoài giờ để bù lại cho cái phần lương bèo bọt mà nhà nước trả cho cái trình độ thạc sĩ của mình, hi hi)

     

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 11/10/2012 11:09:32 CH

    CV

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (11/10/2012) nguyenkhanhchinh (14/10/2012)
  • #219391   11/10/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của . Loại hình đào tạo nào cũng có thể đào tạo ra được những con người có năng lực, trình độ. Chứ không phải là đương nhiên người được đào tạo loại hình tại chức sẽ có năng lực, trình độ thua kém so với người được đào tạo chính quy. Bài báo trên đem so sánh cái bằng cấp với hàng hóa, hay khẳng định bằng cấp thế hiện trình độ, năng lực của con người thì quả là tác giả có cái nhìn quá phiến diện.

    Vấn đề là ở chỗ làm sao để tuyển dụng được những con người có đủ năng lực, trình độ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc ở vị trí mà họ được tuyển dụng. Một trong những giải pháp hữu hiệu là nâng cao chất lượng đào tạo, siết chặt công tác tuyển dụng chứ không phải là loại bỏ hệ đào tạo tại chức.

    Liên quan đến việc "Nói không với bằng tại chức" ở một số địa phương trong thời gian qua, Bộ nội vụ mới đây đã lên tiếng sẽ cho kiểm tra, xác minh tại các địa phương này để tìm hướng giải quyết. Các bạn có thể tham khảo ở đây: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/91108/bo-noi-vu--chinh-quy--tai-chuc-gia-tri-nhu-nhau.html

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    chaulevan (16/10/2012) nguyenkhanhchinh (14/10/2012)
  • #219739   13/10/2012

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    BachThanhDC viết:

    Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của . Loại hình đào tạo nào cũng có thể đào tạo ra được những con người có năng lực, trình độ. Chứ không phải là đương nhiên người được đào tạo loại hình tại chức sẽ có năng lực, trình độ thua kém so với người được đào tạo chính quy. Bài báo trên đem so sánh cái bằng cấp với hàng hóa, hay khẳng định bằng cấp thế hiện trình độ, năng lực của con người thì quả là tác giả có cái nhìn quá phiến diện.

    Vấn đề là ở chỗ làm sao để tuyển dụng được những con người có đủ năng lực, trình độ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc ở vị trí mà họ được tuyển dụng. Một trong những giải pháp hữu hiệu là nâng cao chất lượng đào tạo, siết chặt công tác tuyển dụng chứ không phải là loại bỏ hệ đào tạo tại chức.

    Liên quan đến việc "Nói không với bằng tại chức" ở một số địa phương trong thời gian qua, Bộ nội vụ mới đây đã lên tiếng sẽ cho kiểm tra, xác minh tại các địa phương này để tìm hướng giải quyết. Các bạn có thể tham khảo ở đây: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/91108/bo-noi-vu--chinh-quy--tai-chuc-gia-tri-nhu-nhau.html

    MÌnh nhất trí với anh BachThanh, mình vô tình thấy được bài báo này, một vấn đề cũng khá nóng bỏng hiện nay, nên mình post lên để mọi người đọc. 

    Một thực tế là, loại hình đào tạo tại chức, từ xa đang lan rộng và phổ biến. Tuy nhiên, mình thiết nghĩ loại hình được đánh giá cao cho các cán bộ nhân viên đã qua một quá trình làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân. Đây chỉ là cầu nối tiếp sức cho họ hoàn thiện về trình độ chuyên môn lẫn thực tiễn công việc. 

    Nếu đối tượng học tập là những cá nhân chưa qua thực tiễn công việc thì loại hình này đúng là ko đạt chất lượng để đào tạo ra một cử nhân có năng lực thực sự thật.

    Đúng như anh BachThanh đề cập vấn đề thắt chặt trong khâu tuyển dụng. Mấu chốt cuối cùng ở bất kỳ loại hình nào cũng là những con người có đầy đủ năng lực và ý chí phấn đấu trong công việc và học vấn.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    chaulevan (16/10/2012) nguyenkhanhchinh (14/10/2012) BachThanhDC (18/10/2012)
  • #219795   14/10/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Một con đường không ít người đã đang và sẽ đi.

    Tôi không nhiều lời về vấn đề này, bởi các thành viên ở trên đã nêu nhiều quan điểm trùng khớp. Tôi cũng có đứa em làm giảng viên ĐH, mong nó có thu nhập tốt hơn.

    Nếu đúng bản chất, nó tạo điều kiện để nâng cao trình độ cho những người ham học nhưng trước đó vì nhiều lý do chưa thực hiện được. Tuy nhiên, vấn đề là hiện tại nó khá hình thức, biến tướng lung tung, tệ hơn nữa khi có nhiều người không học, bỏ tiền ra để lấy cái phao bấu víu chức quyền, hoặc/và làm bàn đạp hợp pháp cho tiến trình thăng quan tiến chức......

    Còn đào tạo như thế nào, xét cho cùng thì đó là sự lựa chọn của học viên theo đúng quy luật cung cầu, xã hội thừa nhận hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó Đảng-Nhà nước giữ vai trò quan trọng.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    chaulevan (16/10/2012)
  • #219863   14/10/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người, tôi chỉ xin nêu ý kiến cá nhân.

    Tôi nghĩ không nên bỏ hình thức đào tạo đại học tại chức, chuyên tu, mở rộng hay từ xa vì:

    - Nhà nước phải chủ trương phổ cập giáo dục bậc đại học. Học không chỉ vì bằng cấp đơn thuần, mà còn vì mục đích xã hội hoá kiến thức. Dân trí càng cao thì tội phạm càng giảm. 

    - Không hạn chế đầu vào, nhưng phải siết đầu ra. Làm sao để đào tạo và cho ra những sản phẩm đạt chất lượng. Những người theo học không đáp ứng tất sẽ bị loại trừ. Làm được như vậy sẽ tạo nên thương hiệu và tiền lệ tốt cho hệ giáo dục này. Đương nhiên phải loại bỏ các tiêu cực như hiện nay.

    - Đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người vì hoàn cảnh khác nhau mà không có điều kiện theo học chính quy khi còn trẻ. Đáp ứng được nhu cầu thực tế của những người ham học, muốn cầu tiến trong công việc và cuộc sống.

    - Suy cho cùng, bằng đại học cũng chỉ là tấm giấy thông hành để chứng nhận một con người có một trình độ nhất định trong một chuyên ngành nào đó. Hiệu quả trong công việc mới là thước đo  giá trị đích thực.

    - Cuối cùng là vì cuộc sống chaulevan của tui.

    Đương nhiên, muốn làm được như vậy phải loại trừ tiêu cực như hiện nay.

    Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    chaulevan (16/10/2012)