Bạn nghĩ như thế nào nếu một người là nạn nhân của tội buôn người, và trong hoàn cảnh bắt buộc, cậu ấy/cô ấy phải làm những việc trái với quy định pháp luật để sinh tồn? Liệu họ có bị xem là tội phạm không khi chính họ đang thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật?
Mời các bạn xem lời giải đáp thông qua tóm tắt quyết định của Tòa án dưới đây nhé.
Buôn người là một tội ác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến những thành viên dễ tổn thương nhất của xã hội. Những nạn nhân buôn người thường bị ép làm những việc trái pháp luật. Câu hỏi đặt ra, họ có phải là tội phạm hay không? Họ có phải bị trừng phạt vì đã làm trái pháp luật khi những hành vi làm trái đó là kết quả trực tiếp của việc họ bị buôn bán?
Ba người trẻ vị thành niên từ Việt Nam bị kết án về hành vi trợ giúp trồng cần sa. Trong những hoàn cảnh khác họ đã phải chịu những án phạt nặng. Tòa ghi nhận, việc họ bị buôn bán không cho phép họ thoát tất cả các tội hình sự. Tuy nhiên, nếu họ bị ép làm những tội ác đó, tòa án có quyền ra lệnh đình chỉ việc công tố. Vì ba người có thể là tội phạm kia là trẻ vị thành niên, việc đầu tiên tòa phải làm là xem xét những quyền lợi tốt nhất của họ. Khi có lý do để tin rằng những người đó là trẻ vị thành niên dù không rõ ràng, họ vẫn phải được đối xử như thế.
Những “cánh đồng” cần sa nơi mà nhiều trẻ em Việt Nam thông qua các đường dây buôn người phải làm việc.
Điều quan trọng nhất về án lệ này là việc tòa kiểm tra công tác tố tụng của nhà nước Anh thông qua lăng kính nhân quyền và luật chống buôn người.
Các bằng chứng mới cho thấy cả ba bị can đều đã bị ép buộc phải phạm các tội hình sự có liên quan như một phần trong quá trình họ bị buôn bán. Ngài Chánh Pháp Quan, người đứng đầu ngành tư pháp Anh, nói rằng những người người này không phải tội phạm mà là nạn nhân của một “nạn buôn bán tàn tệ”.
Tòa cho phép họ được tự do và bảo đảm là việc công tố và kết án các nạn nhân của nạn nô lệ sẽ ít xảy ra trong tương lai hơn.
Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/ew/cases/EWCA/Crim/2013/991.html
Nguồn: Luật Khoa