Muốn tuyên truyền phổ biến, pháp luật phải dễ hiểu!

Chủ đề   RSS   
  • #296294 08/11/2013

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Muốn tuyên truyền phổ biến, pháp luật phải dễ hiểu!

    Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)

    Ngày 20/6/2012, Luật Phổ biến, Giáo dục Pháp luật được Quốc hội chính thức thông qua, theo quy định của luật này, ngày 9/11 hằng năm được chọn là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    Mục tiêu của Luật Phổ biến, Giáo dục Pháp luật nói chung và ngày Pháp luật nói riêng là nhằm phổ biến rộng rãi pháp luật đến toàn dân, nhằm giúp cho nhân dân biết pháp luật, hiểu pháp luật, tuân theo pháp luật.

     

    Đó là một mục tiêu cao đẹp, tuy nhiên để thực hiện được thì không phải dễ. Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật là bản thân của các văn bản quá khó hiểu, câu từ trúc trắc, luôn tuồn, đôi khi mang tính đánh đố người đọc. Một đoạn văn mà đến việc ngắt câu còn khó thì làm sao người dân có thể hiểu ?

     

    Thông tư 141/2013/TT-BTC có một đoạn quy định như sau:

     

    Điều 3. Áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội

     

    1. Áp dụng thuế suất 5% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.

    ...

    4. Trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở thì kể từ ngày có quyết định cho phép điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án của cơ quan có thẩm quyền cũng được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% kể từ ngày 01/7/2013 đối với bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều này.

     

    Không biết ý của Bộ Tài chính là gì khi xếp 2 từ kể từ ngày vào đoạn trên, mức thuế này sẽ được áp dụng “kể từ ngày” nào?

     

     

    Một quy định khác tại Thông tư 128/2013/TT-BTC :

     

    Điều 133. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

     

    2. Hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:

    đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:

     

    đ.1) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chưa được thanh toán vốn đầu tư đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước về tiền thuế phải nộp bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được ngân sách nhà nước thanh toán; 01 bản chính;

     

    Rốt cục thì cơ quan hải quan muốn doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận điều gì ?

     

     

     

    Mặt khác, quy định pháp luật thì phải đồng bộ, không thể “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, lại càng không thể đặt ra các quy định cho có mà không thể thực hiện, kiểm tra, giám sát.

     

    Ví dụ: Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định mức phạt hành chính bằng tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức gấp đôi mức phạt đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn khá nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính ban hành theo quy định cũ (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) như vậy thì mức phạt theo các văn bản này sẽ áp dụng cho đối tượng nào, cá nhân hay tổ chức ?

     

    Không có một văn bản hướng dẫn nào về nội dung này, hậu quả là cơ quan nhà nước tự hiểu, tự chịu trách nhiệm (về việc phạt), người dân cũng tự hiểu và tự đi khiếu nại.

     

    Hay như một quy định tại thông tư 21/2012/TT-BCA bắt buộc rằng con dấu của tổ chức, doanh nghiệp phải được thay đổi mỗi 5 năm 1 lần. Tuy nhiên, các văn bản của Bộ này lại không hề hướng dẫn thủ tục thực hiện việc đổi con dấu trong trường hợp này như thế nào, vậy thì làm sao người dân có thể thực hiện được ? (phía cơ quan công an nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung hầu hết rất máy móc trong việc áp dụng các thủ tục hành chính).

     

    Điều 14. Thời hạn sử dụng con dấu

     

    1. Con dấu của các cơ quan, tổ chức sử dụng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn trên, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu dấu tại cơ quan Công an nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

     

     

     

    Một vấn đề đáng lo ngại khác là thông tư này được đóng dấu nội bộ của Ngành Công an (ban hành theo công báo nội bộ), tức là người dân ngoài ngành không-thể-biết. Nếu vậy, làm sao người dân có thể thực hiện theo ?

     

    Rất may là hiện nay các quy định về xử dụng con dấu không hề có quy định xử phạt về hành vi dùng con dấu quá 5 năm mà không thay đổi, cũng như quy định về quản lý con dấu, các quy định về giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế cũng không quy định rằng việc sử dụng con dấu “hết date” sẽ dẫn đến việc các hợp đồng, văn bản đã ký kết bị vô hiệu; nếu không, quy định này của BCA có lẽ sẽ trở thành một cơ ác mộng với các doanh nghiệp.

     

    Cũng không thể không nhắc đến những lỗi sai ngớ ngẩn như lỗi đánh máy, lỗi chính tả trong các văn bản pháp luật (như Luật Thanh tra có đế 2 điều 52 mà không có điều 53, Nghị định 109/2013/NĐ-CP cho phép Chủ tịch UBND cấp xã phạt đến 5 nghìn tỷ đồng…). Lỗi sai này có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đọc hiểu văn bản, thế như một văn bản thiếu hoàn thiện về mặt hình thức như vậy thì làm sao người dân có thể yên tâm mà tìm hiểu ?

     

    Nói tóm lại, tuyên truyền phổ biến pháp luật là điều nên làm, tuy nhiên trước tiên các Bộ, Ngành, các cơ quan nhà nước nên xem xét lại việc soạn thảo và ban hành văn bản của mình trước tiên, tránh tình trạng ban hành ra các văn bản mà người dân không thể hiểu được, rồi hãy tổ chức các cuộc mít tinh, các cuộc thi tìm hiểu.

     

    Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

     

    Điều 6. Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật

    2. Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:

     

    1. Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;

     

    1. Thi tìm hiểu pháp luật;

     

    c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;

     

    d) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

     

     

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 12/11/2013 05:34:41 CH
     
    20564 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn vuhien001 vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (11/11/2013) chitrungpham (09/11/2013) admin (09/11/2013) TRUTH (09/11/2013) danusa (09/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528450   17/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    "Cách đây nhiều năm làm gì có chuyện dân đánh cảnh sát. Rõ ràng bây giờ pháp luật đang bị nhờn, chưa nghiêm", ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng phát biểu tại Quốc hội chiều 8/11

    Thật ra tuy đây không phải là nguyên nhân gây ra các vụ vi phạm về luật, nhưng sẵn nói về Luật tôi xin có ý kiến, chúng ta ra Luật và sửa đổi hướng dẫn Luật nhiều quá, khó thể nào mà cập nhật kịp. Mới thấy Luật ban hành chưa kịp hiểu hết nội dung, thì đã có cuộc họp sửa đổi bổ sung một số điều, như vậy thì hơi khó. Hy vọng chúng ta sẽ sớm khắc phục được điều này

     

     

     
    Báo quản trị |