Mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng không chịu trả

Chủ đề   RSS   
  • #527209 31/08/2019

    tuananh285868

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng không chịu trả

    Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi : năm 2012 bố tôi có đồng ý cho chú họ tôi mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng. Chú tôi có nói, vậy tiền ngân hàng để mua ô tô và sau 1 năm sẽ trả. Khi làm hợp đồng bảo lãnh thế chấp bằng sổ đỏ ( thuộc diện hộ gia đình lúc đó 2 anh em tôi trên 18 tuổi, không lấy ý kiến của anh em chúng tôi) của gia đình tôi thì bố tôi chỉ nói với mẹ tôi là ký để cho chú mượn để vay tiền ngân hàng.

    Sau 1 năm ko thấy chú trả lại thì bố tôi có đòi chú cứ khất lần mãi hết ngày này sang năm khác không trả. Năm 2015 bố tôi mất có đòi chú lại khất , sau 1 năm bố tôi mấy lại đòi chú kêu cuối năm chú trả nhưng chú không rút sổ nhà tôi ra mà rút sổ nhà chú từ ngân hàng về và xây nhà mới. Chúng tôi đòi mãi chú không trả , năm nay 2019 ngân hàng đòi chú không trả. Tháng 7 vừa qua  ngân hàng gửi hồ sơ lên toà án và toà gọi 2 ngày 27/07- 26/08 chú đều không có mặt ở toà. Vậy xin hỏi luật sư, bây giờ tôi có cách nào đòi lại sổ đỏ từ chú không và có phải trả nợ cho ngân hàng hay không. Xin luật sư tư vấn và hướng dẫn cho tôi các bước tiến hành.

     
    7029 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuananh285868 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527601   03/09/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Hiện nay có rất nhiều trường hợp vay vốn của ngân hàng mà biện pháp bảo đảm bằng tài sản là nhà đất của người thứ ba (người này không vay vốn, không có giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng). Nội dung của hợp đồng thế chấp nhà đất quy định nếu bên vay không trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản của bên thứ ba để thu hồi vốn vay. Thực tế, phần lớn bên vay không trả được nợ và cố tình không trả nợ, ngân hàng khởi kiện, nhiều tòa án tuyên ngân hàng có quyền xử lý tài sản của người thứ ba để thu hồi nợ. Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

    Điều 317. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    Điều 335. Bảo lãnh

    1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

    Căn cứ quy định nêu trên, việc gia đình bạn cho chú ruột của bạn mượn sổ đỏ để vay ngân hàng thì người đứng tên thế chấp có nghĩa vụ trả nợ thay cho chú bạn khi chú bạn không còn khả năng trả nợ. Theo thỏa thuận giữa gia đình và chú bạn, việc cho mượn sổ đỏ có nghĩa là gia đình bạn đã đồng ý đem tài sản của gia đình để bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của chú bạn. Gia đình bạn cho mượn sổ đỏ và người đứng tên sẽ đóng vai trò là người bảo lãnh. Và trong trường hợp chú của bạn không trả được nợ, bên bảo lãnh (gia đình bạn) phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (chú bạn). Sau khi trả xong nợ thì mới lấy lại được sổ đỏ. Nếu không trả được nợ ngân hàng sẽ xử lý tài sản đã thế chấp theo quy định.

    Để có thể lấy lại được sổ đỏ, gia đình bạn có thể yêu cầu chú của bạn dùng một tài sản khác có giá trị tương đương đề nghị ngân hàng  nhận thế chấp thay cho sổ đỏ của gia đình bạn. Hoặc lập một bản thỏa thuận gia đình bạn trực tiếp đứng ra trả nợ cho ngân hàng để ngân hàng trả lại sổ đỏ, sau đó yêu cầu chú bạn trả tiền cho gia đình bạn. Nếu chú bạn không chịu trả nợ, gia đình bạn có thể khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi chú bạn cư trú. Khi khởi kiện, gia đình bạn cần có đầy đủ giấy tờ, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về việc chú bạn mượn sổ đỏ, gia đình bạn đã trả nợ thay và chú bạn có nghĩa vụ trả tiền cho gia đình bạn....

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/09/2019) yuanping (05/09/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.