Muốn gọi số cấp cứu có phải nhập mã vùng không? Danh sách SĐT khẩn cấp?

Chủ đề   RSS   
  • #611997 27/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần
    SMod

    Muốn gọi số cấp cứu có phải nhập mã vùng không? Danh sách SĐT khẩn cấp?

    Ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp là rất cần thiết bởi có nhiều tình huống ta cần sự giúp đỡ không đoán trước được. Dưới đây là danh sách số điện thoại khẩn cấp và hướng dẫn cách gọi.

    Muốn gọi số cấp cứu có phải nhập mã vùng không?

    Theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT quy định số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất quy định:

    Số dịch vụ khẩn cấp được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

    - Có độ dài 3 chữ số;

    - Có cấu trúc cụ thể như sau: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế;

    - Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc.

    Theo đó, số điện thoại khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc nên các tình huống phát sinh trong khu vực mình đang sinh sống thì không cần phải có mã vùng. Khi cần thiết, người dùng chỉ cần gọi vào các số như trên.

    Theo đó, khi gọi số cấp cứu cũng không cần mã vùng.

    Tuy nhiên, nếu cuộc gọi phát sinh ngoài khu vực người gọi sinh sống, có nghĩa là gọi hộ bạn bè, người thân ở khu vực khác, thì sẽ phải bấm mã vùng địa phương đó trước rồi mới bấm số điện thoại khẩn cấp.

    Ví dụ: Bạn ở An Giang (mã vùng 296):

    - Khi gọi cấp cứu tại An Giang bạn chỉ cần bấm 115 và nhấn nút gọi.

    - Khi gọi cấp cứu cho người thân tại Cà Mau (mã vùng 290) thì bạn bấm 290 115 và nhấn nút gọi.

    Tương tự đối với các đầu số khẩn cấp khác bạn cũng sẽ áp dụng như trên.

    Xem thêm: Danh sách mã vùng điện thoại của tất cả tỉnh thành tại Việt Nam mới nhất 2024

    Danh sách SĐT khẩn cấp?

    Như đã phân tích ở phần trên, số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

    111 - Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em: Tiếp nhận các thông tin tố giác từ các cá nhân, tổ chức và cung cấp sự hỗ trợ trong việc xử lý các hành vi xâm hại đến quyền lợi và thân thể của trẻ em như bạo hành, xâm hại, bỏ rơi, mua bán và bóc lột sức lao động của trẻ em.

    112 - Yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn: Tiếp nhận các yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trong nhiều tình huống khẩn cấp, bao gồm tai nạn trên sông, sạt lở đất, bão lụt, lũ quét và tai nạn biển như tàu bè bị trôi, hỏng hoặc mất liên lạc nhằm triển khai các biện pháp cứu hộ, tìm kiếm để đảm bảo an toàn và giúp đỡ kịp thời cho người bị nạn.

    113 - Số điện thoại cảnh sát: Khi gặp các tình huống vi phạm pháp luật, cần báo cáo vụ án, hay cần sự can thiệp của Cảnh sát, người dân có thể gọi số 113 để được hỗ trợ tiếp nhận cuộc gọi và triển khai biện pháp cần thiết để xử lý tình huống.

    114 - Số điện thoại gọi cứu hỏa: Số điện thoại khẩn cấp dùng để báo cháy giúp kịp thời triển khai đội cứu hỏa đến hiện trường để dập tắt đám cháy và cứu người giảm thiểu thiệt hại về tài sản và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng.

    115 - Số cấp cứu: Liên hệ trực tiếp với các đội ngũ cứu hộ, cứu nạn và xe cứu thương.

    Gọi vào số điện thoại khẩn cấp có mất phí không?

    Theo Điều 29 Luật Viễn thông 2009 quy định dịch vụ viễn thông khẩn cấp là 

    - Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là dịch vụ gọi đến các số liên lạc khẩn cấp của cơ quan công an, cứu hỏa, cấp cứu.

    - Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các số liên lạc khẩn cấp trong quy hoạch kho số viễn thông quốc gia; hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông khẩn cấp.

    - Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:

    + Thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và đăng trong Danh bạ điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp;

    + Bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp;

    + Miễn giá cước gọi đến các số liên lạc khẩn cấp cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nội hạt.

    Như vậy, khi người dân gọi đến các đầu số điện thoại khẩn cấp như 113, 114, 115... thì hoàn toàn miễn phí vì đây là dịch vụ điện thoại cố định nội hạt.

    Gọi vào số điện thoại khẩn cấp để đùa giỡn bị phạt thế nào?

    Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng, trong đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

    Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;

    Như vậy, hành vi gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

    Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     
    4912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận