Muốn đòi tiền cấp dưỡng cho con khi cha đã kết hôn và được bảo lãnh qua Úc

Chủ đề   RSS   
  • #512868 27/01/2019

    dangyenloan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Muốn đòi tiền cấp dưỡng cho con khi cha đã kết hôn và được bảo lãnh qua Úc

    Tôi đã ly hôn từ năm 2012 và được quyền nuôi 2 đứa con trai. Lúc ra tòa khi luật sư hỏi tôi về việc yêu cầu tiền cấp dưỡng cho 2 con là bao nhiêu thì tôi chỉ yêu cầu mỗi đứa 2 triệu . Nhưng từ đó cho đến tháng 11 năm 2017 tôi mới nhận được tiền cấp dưỡng . Vậy tôi có thể kiện đòi tiền cấp dưỡng của khoản thời gian từ tháng 8 năm 2012 cho đến tháng 11 năm 2017 không? Và tôi muốn thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp với các chi phí sinh hoạt của 2 con tôi có được không ? Tôi cần phải làm thế nào khi cha 2 bé đang đinh cư bên Úc ? Mong được chỉ dẫn . Xin cám ơn ! 

     
    2338 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514356   26/02/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Theo khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:


    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”


    Điều 107 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

    “Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

    1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

    2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

    Tóm lại, nếu anh ấy không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng, có nghĩa là anh ấy đã vi phạm quy định của pháp luật; không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của thì khi có yêu cầu giải quyết của người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu anh ấy thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

    Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

    Tuy nhiên, nếu thực sự anh ấy không có đủ điều kiện cấp dưỡng, thì anh ấy có thể thỏa thuận với chị về việc thay đổi mức cấp dưỡng (theo Khoản 2 Điều 116) hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng (theo Điều 117) Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết

     
    Báo quản trị |  
  • #514812   28/02/2019

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình hoàn toàn không thể hiểu nổi lý do vì sao có những người bố người mẹ không chịu cấp dưỡng cho chính con đẻ của mình. Về tình, đó là người con sinh ra từ tình yêu của chính người bố người mẹ, sinh ra trong chính thời kỳ hôn nhân. Về lý, pháp luật cũng quy định rõ về việc bắt buộc phải cấp dưỡng cho con cho đến khi đủ 18 tuổi.

    Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

    Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

    Như vậy, cấp dưỡng cho con là trách nhiệm của người cha. Để đảm bảo quyền lợi cho con mình, bạn có thể ra Tòa để làm đơn khởi kiện, yêu cầu người cha cần có trách nhiệm cấp dưỡng bạn nhé.

     

     
    Báo quản trị |