Mức xử phạt đối với trẻ 16 tuổi trộm cắp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #257131 23/04/2013

    thuhuehaiduong

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mức xử phạt đối với trẻ 16 tuổi trộm cắp tài sản

    Cho em hỏi là cháu em sinh năm 1997 có cậy tủ lấy trộm của ông bà nội 5 chỉ rưỡi vàng 9999 bán đi lấy tiền ăn chơi, khi gia đình phát hiện ra thì cháu cũng đã khai nhận hành vi của mình. Vậy luật sư cho em hỏi trong trường hợp này cháu nói đã tiêu hết tiền thì bố mẹ của cháu có trách nhiệm phải bồi thường số tiền này không, và nếu không bồi thường thì khi đưa sự việc ra pháp luật giải quyết thì mức xử phạt là như thế nào. Mong luật sư cho em câu trả lời sớm nhất! Em xin cảm ơn !

     
    11973 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #266473   03/06/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    thuhuehaiduong viết:

    Cho em hỏi là cháu em sinh năm 1997 có cậy tủ lấy trộm của ông bà nội 5 chỉ rưỡi vàng 9999 bán đi lấy tiền ăn chơi, khi gia đình phát hiện ra thì cháu cũng đã khai nhận hành vi của mình. Vậy luật sư cho em hỏi trong trường hợp này cháu nói đã tiêu hết tiền thì bố mẹ của cháu có trách nhiệm phải bồi thường số tiền này không, và nếu không bồi thường thì khi đưa sự việc ra pháp luật giải quyết thì mức xử phạt là như thế nào. Mong luật sư cho em câu trả lời sớm nhất! Em xin cảm ơn !

    Điều 7 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định:

    "Điều 7. Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính

    1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo.

    Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng  hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

    2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó.

    3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

    Bạn đối chiếu với quy định trên, áp dụng quy định của pháp luật và độ tuổi của em bạn để xem xét trách nhiệm nộp phạt vi phạm hành chính.

    Về vấn đề bồi thường thì căn cứ theo quy định của BLDS như sau:

    Ðiều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

    1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

    2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật này.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |