Mức đóng lệ phí các loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #606858 16/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Mức đóng lệ phí các loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là bao nhiêu?

    C/O là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực hải quan và cũng là một loại giấy tờ rất quan trọng đối với hàng hóa nếu muốn xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu để đóng lệ phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
     
    muc-dong-le-phi-cac-loai-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-c-o-la-bao-nhieu
     
    1. Chứng nhận C/O là gì?
     
    Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, chứng nhận C/O được cấp nhằm xác định hàng hóa này có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, quốc gia nào.
     
    Mục đích chứng nhận C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước.
     
    Qua đó, hàng hóa được cấp chứng nhận C/O được xem là hàng hóa có nguồn gốc tốt và không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất.
     
    2. Có những loại chứng nhận C/O nào?
     
    Theo Thông báo 257/TB-BTC năm 2022 thì kể từ ngày 15/10/2022, thương nhân đề nghị cấp các loại C/O được liệt kê dưới đây có thể tái mẫu C/O và tự in từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn. Mẫu C/O phải in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO, các loại C/O gồm: 
     
    - C/O mẫu D là giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho các loại hàng hóa xuất sang các nước trong ASEAN.
     
    - C/O mẫu AANZ là loại C/O ưu đãi cung cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Australia và New Zealand.
     
    - C/O mẫu AK là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước thành viên trong hiệp hội ASEAN.
     
    - C/O mẫu AI là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên trong hiệp định thương mại đa phương AIFTA.
     
    - C/O mẫu AJ là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cùng với các nước thành viên có trong hiệp định thương mại đa phương ACCEP.
     
    - C/O mẫu E được phát hành theo hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).
     
    - C/O mẫu AHK là C/O áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu đi Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước trong khối ASEAN.
     
    - C/O mẫu RCEP là mẫu C/O của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
     
    - C/O mẫu CPTPP là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP.
     
    - C/O mẫu VK (trong nhiều trường hợp có thể gọi là C/O mẫu KV vẫn được công nhận) là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc.
     
    - C/O mẫu VJ là C/O dùng thường xuyên trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
     
    - C/O mẫu VC là một mẫu C/O chứng nhận xuất xứ ưu đãi thuế quan trong hiệp định thương mại đa phương của ASEAN và Trung Quốc.
     
    - C/O mẫu VN–CU được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Cuba.
     
    - C/O mẫu S sử dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang Lào
     
    Mẫu C/O các loại nêu trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng hết ngày 15/4/2023.
     
    3. Ai phải nộp phí cấp giấy chứng nhận C/O?
     
    Đối tượng nộp phí cấp chứng nhận C/O là là thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương 2017 về xuất xứ hàng hóa. có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Theo Điều 2 Thông tư 36/2023/TT-BTC).
     
    4. Kê khai nộp phí cấp giấy chứng nhận C/O
     
    Căn cứ Điều 4 Thông tư 36/2023/TT-BTC đối tượng nộp phí chứng nhận C/O thực hiện kê khai theo quy định sau:
     
    - Mức thu phí cấp giấy chứng nhận C/O
     
    Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:
     
    + Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ C/O.
     
    + Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.
     
    - Kê khai, nộp phí thu phí cấp giấy chứng nhận C/O
     
    + Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định như trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
     
    + Phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
     
    + Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số phí thu được của tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí mở tại tổ chức tín dụng (nếu có) vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước.
     
    + Bộ Công Thương kê khai, nộp, quyết toán phí và nộp tiền lãi phát sinh (trong tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước).
     
    93 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (04/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận