Công đoàn, khái niệm không còn xa lạ gì đối với người lao động. Ngoài Luật Công Đoàn 2012, Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013, thì tổ chức Công đoàn hiện có khá nhiều văn bản hướng dẫn kèm theo và đã gây ra nhiều thắc mắc đối với doanh nghiệp cũng như người lao động.
Bài viết này sẽ phần nào làm rõ các vấn đề liên quan đến mức đóng, đối tượng,... của kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Mời mọi người tham khảo:
VĂN BẢN QUY ĐỊNH:
Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2013 – Hướng dẫn về tài chính công đoàn (có hiệu lực từ 10/1/2014);
Căn cứ theo quy định tại Điểm 2.4 Khoản 2 Mục II Hướng dẫn 1784/ND-TLĐ ngày 06/11/2017 về xây dựng dự toán tài chính Công đoàn năm 2018.
MỨC ĐÓNG, ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG KINH PHÍ VÀ ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN:
Đối tượng
|
Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không
|
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng)
|
Mức đóng
|
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động
|
Phân phối
|
- Doanh nghiệp được sử dụng 68% tổng số thu kinh phí công đoàn.
- 32% tổng số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên
|
Đối tượng
|
Có tổ chức Công đoàn
|
Không có tổ chức công đoàn
|
Đoàn phí công đoàn (Do đoàn viên công đoàn đóng)
|
Mức đóng
|
- NLĐ tham gia công đoàn đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
- NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn
|
NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn
|
Phân phối
|
Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
Nộp 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên.
|
Không phải nộp đoàn phí cong đoàn cho công đoàn cấp trên
|
Chú ý:
|
- Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn à do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí. Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
- Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
|
THỜI GIAN NỘP:
Đóng hằng tháng
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (nếu có) mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
NƠI NỘP: Liên đoàn lao động Quận/Huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
NGUỒN NỘP:
- Kinh phí Công đoàn:
Trích từ chi phí của doanh nghiệp
- Đoàn phí Công đoàn:
Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng;
Công đoàn cơ sở được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng, phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hằng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán, tổng hợp báo cáo quyết toàn thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.