Năm học 2024 - 2025 mức đóng BHYT học sinh, sinh viên là bao nhiêu? Trong đó Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu %, học sinh, sinh viên đóng bao nhiêu%?
Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025? Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu %?
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định học sinh, sinh viên nằm trong nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của học sinh, viên viên bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Theo điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế.
Mà theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP từ 01/7/2024 sẽ tăng lương cơ sở lên thành 2,34 triệu đồng/tháng.
Như vậy, ta có mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025 như sau:
Số tháng đóng
|
Học sinh - sinh viên (đóng 70%)
|
Ngân sách nhà nước (hỗ trợ 30%)
|
Tổng mức đóng BHYT năm học 2024 - 2025 (4,5% mức lương cơ sở)
|
3 tháng
|
221,130
|
94,770
|
315,900
|
6 tháng
|
442,260
|
189,540
|
631,800
|
9 tháng
|
663,390
|
284,310
|
947,700
|
12 tháng
|
884,520
|
379,080
|
1,263,600
|
Phương thức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025
Theo khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định phương thức đóng BHYT học sinh, sinh viên như sau:
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ.
Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định.
+ Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên.
Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định.
Như vậy, năm học 2024 - 2025 cũng sẽ có các phương thức đóng BHYT học sinh, sinh viên là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Đối với phần tự đóng thì sẽ do học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên đóng, đối với phần được NSNN hỗ trợ thì có thể sẽ được ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương hỗ trợ.
Thời hạn thẻ BHYT học sinh, sinh viên có giá trị sử dụng là khi nào?
Theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thời hạn thẻ BHYT học sinh, sinh viên có giá trị sử dụng là:
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:
+ Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
+ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Như vậy, thẻ BHYT của học sinh lớp 1 sẽ có giá trị sử dụng từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học và học sinh lớp 12 sẽ dùng đến hết ngày 30/9 năm đó. Đối với học sinh, sinh viên học nghề và đại học năm nhất thì có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, năm cuối thì dùng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.