Chào bạn, Hiện không có văn bản nào quy định cụ thể hướng dẫn về cách tính mức bồi thường thiệt hại. Bởi phải căn cứ vào thực tế xảy ra thì mới biết được mức bồi thường như thế nào hợp lý. Tuy nhiên, mình thấy Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định khá rõ các khoản thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Ví dụ “Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại”. Bạn có thể căn cứ vào số tiền thuốc mà bạn phải chi trả khi khám chữa bệnh, do hành vi cố ý gây thương tích gây ra làm căn cứ đòi bồi thường.
Hay mức thu nhập nếu bạn không bị thương tích có thể đi làm được. Ví dụ như bạn đi làm tháng 10 triệu nhưng do thương tích khiến bạn phải nghỉ làm thì bạn được yêu cầu bồi thường những ngày không đi làm đó. “Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại”.
Chung quy lại, việc bồi thường cho hành vi cố ý gây thương tích sẽ gồm các khoản chi phí cho việc điều trị và hồi phục sức khỏe, khoản thu nhập bị mất khi điều trị, khoản thu nhập người thân bị mất do phải nghỉ việc để chăm sóc, ngoài ra người bị thương còn có thể yêu cầu người đó bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần với mức là không quá 50 lần mức lương cơ sở, mức lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng (Nghị định 72/2018/NĐ-CP).