Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì NSDLĐ không được phép giữ bằng cấp bản chính của NLĐ
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp này nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Trường hợp bị mất thì phải đi làm thủ tục xin cấp bản sao từ bản gốc, và DN phải chịu mọi chi phí cho việc này
Điều 27. Trình tự, thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
1. Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:
a) Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;
b) Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền hợp pháp của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;
c) Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết.
2. Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc qua bưu điện. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu được cấp.
Khi yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc, người yêu cầu phải xuất trình hoặc gửi qua đường bưu điện bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
3. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Nội dung bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc.
4. Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện như sau:
a) Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, nếu trực tiếp nhận yêu cầu;
b) Chậm nhất trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu theo dấu ngày đến của bưu điện, nếu yêu cầu được gửi qua đường bưu điện;
Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao. Nếu yêu cầu gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu còn phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
Lệ phí cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao
Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT