Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
1./. Về mặt Hình sự
Hiện tại việc đánh bạc hay tổ chức đánh bạc bằng thủ đoạn cho những người "khát bạc" nợ tiền đánh bạc sau đó tính lãi suất với "cắt cổ" sau đó ép "con nợ" ghi giấy nhận nợ là một việc tương đối phổ biến và có thể nói đây là thủ đoạn để che mắt cơ quan điều tra (công an khi có đơn tố cáo) của con bạc.
1.1./. Đối với Chồng bạn
- Do vậy, Bây giờ nếu bạn muốn lật lại vấn đề thì bạn cần phải có những chứng cứ để cơ quan điều tra vào cuộc. Như việc viết giấy vay tiền trên là từ việc đánh bạc nợ tiền và bị ép giấy cụ thể khi chồng bạn gặp người đó có thể bằng cách nào đó có thể ghi âm lại những lời đe dọa trên qua điện thoại, hoặc qua các phương tiện khác về việc ép trả số tiền trên.
- Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu bạn tố cáo anh A trên ra Cơ quan điều tra (CQĐT) Công ạn quận/huyện mà khi CQĐT vào cuộc có tài liệu, chứng cứ chứng minh việc đánh bạc trên là có thật thì chồng bạn sẽ bị khởi tố về Tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
"Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này và Điều 249 của bộ luật này (tội tổ chức đánh bạc) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm; phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: có tính chất chuyên nghiệp, tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn, tái phạm nguy hiểm; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".
Việc đánh bạc còn được quy định rõ tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán như sau: "Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc".
1.2./. Đối với anh A
Do bạn trình bày chưa cụ thể tôi không được rõ ngoài việc anh A cho bạn vay tiền để đánh bác có tham gia vào việc đánh bạc, hay tổ chức đánh bạc không nên rất khó để xác định anh A có bị khởi tố về một trong hai tội trên theo quy định tại Điều 248, 249 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Nếu trong quá trình bạn tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản trên mà CQĐT tiến hành điều tra xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh anh A có hành vi cưỡng đoạt tài sản công dân thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
-
Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
-
a) Có tổ chức;
-
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
-
c) Tái phạm nguy hiểm;
-
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
-
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
-
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
-
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
-
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
-
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
-
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2./. Về mặt dân sự
Nếu bạn không tố cáo anh A về việc như tôi đã tư vấn ở trên thì nếu chồng bạn không bỏ trốn khỏi nơi cứ trú thì anh A chỉ có thể khởi kiện ra tòa án dân sự về việc dòi lại tài sản trên theo giấy nhận nợ mà chồng bạn đã ký kết với anh A thôi. Vì:
Đây là giao dịch dân sự giữa hai bên Về việc thỏa thuận vay tiền tuy nhiên ra tòa bạn cần đưa ra được chứng cứ chứng minh giao dịch dân sự đó vô hiệu do bị lừa dối ép buộc theo quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự 2005.
Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Đây là một trong những vấn đề khá phức tạp cần phải theo diễn biến cụ thể khi có xảy ra vấn đề pháp lý mới có thể tư vấn cho bạn từng bước cụ thể được.
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!