Mua tài sản của tổ chức chính trị

Chủ đề   RSS   
  • #78547 12/01/2011

    nguyenduclam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Mua tài sản của tổ chức chính trị

    xin Quý luật sư tư vấn giúp sự việc sau:

    Trường hợp 1:

    Tổ chức chính trị (Thành ủy) có được dùng tài sản (là bất động sản) được nhà nước giao góp vốn vào doanh nghiệp (Tổ chức tín dụng). Nếu được, việc góp vốn này sẽ theo những trình tự, thủ tục như thế nào?

    Trường hợp 2:

    Hoặc tổ chức chính trị dùng tài sản này bán cho doanh nghiệp được không? Trong trường hợp hai bên đã tiến hành mua bán trước ngày luật đât đai 2003 có hiệu lực nhưng chưa lập thủ tục đăng ký biền động (Đăng bộ) theo quy định thì việc mua bán này còn hiệu lực không?

    Chân thành cảm ơn

     
    3816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #78831   13/01/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005
    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

    e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

    g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

    4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #80879   25/01/2011

    nguyenduclam
    nguyenduclam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    cám ơn luật sư. nhưng tôi hỏi tổ chức chính trị có  phải là cơ quan nhà nước không và nó được quy định trong văn bản pháp lý nào? trân trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #80899   25/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    - Hệ thống các cơ quan Nhà nước của Việt Nam gồm hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án).

    Theo quy định của Hiến pháp 1992, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Uỷ ban Nhân dân là cơ quan chấp hành của hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Toà án Nhân dân Tối cao, các toà án Nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân địa phương thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phạm vi trách nhiệm do hiến pháp và luật quy định, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

    HTCCQNN ở địa phương bao gồm hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, xã phường, thị trấn. Viện kiểm sát nhân dânToà án nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện.  

     

    - Phân loại các TC trong xã hội hiện đại thường là: TC chính trị (đảng chính trị); TC chính trị - xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, vv.); TC chính trị - xã hội - nghề nghiệp (hội nhà văn, hội nhà báo, vv.); TC xã hội (hội của những người cùng nghề nghiệp, sở thích, hoạt động nhân đạo, từ thiện, vv.); TC tôn giáo (các giáo hội Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hoà Hảo, Cao Đài, Hồi giáo, vv.); TC kinh tế (công ti, ngân hàng, hợp tác xã, vv.); TC văn hoá, thể thao (đoàn kịch, đoàn chèo, đội bóng, vv.); TC vũ trang. Nhà nước tiến hành việc quản lí về TC và hoạt động của các TC trong xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

    Vậy tổ chức chính trị chắc chắn không phải là cơ quan nhà nước rồi.
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |