mua nhầm điện thoại phạm pháp

Chủ đề   RSS   
  • #269819 18/06/2013

    dkonl

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    mua nhầm điện thoại phạm pháp

    Xin chào các quý luật sư!

     Tôi là chủ một cửa hàng điện thoại nho nhỏ,vừa sửa chữa,mua bán và cầm cố điện thoại di động nên thỉnh thoảng lại liên quan tới pháp luật.

     Và lần này tôi có mua một chiếc máy DTDD samsung với giá 4 triệu 3 trăm nghìn đồng mà không hề biết đó là đồ phạm pháp.Được khoảng trên  20 ngày thì có người qua quán tôi xem máy và bảo là nhận ra máy này là của mình bị đánh cắp.Vài ngày sau( 12/06/13) công an xã tới cửa hàng lập biên bản và tạm thu chiếc DTDT của tôi.

     Bên chính quyền xã cùng người kiện đã tìm ra một đối tượng A là khả nghi nhất.bên công an đã  đôi lần mời tôi ra chất vấn,xác minh đối tượng A xem có chính xác là người bán chiếc DTDD cho tôi hay không,tôi không dám khảng định là người đã bán chiếc DTDD Cho mình là đối tượng A vì đã mua trên 20 ngày(tuy tôi có nhận ra đối tượng A là người cùng xã và đã từng mua bán ở cửa hàng tôi vài lần nhưng không hề có qua hệ gì với nhau).Bên công an xã cứ khẳng định đối tượng A là thủ phạm và bảo tôi tiêu thụ đồ phạm pháp và bao che tội phạm là tội lớn.Tôi cũng khá lo lắng,nên  có đôi điều cần được quý luật sư giúp đỡ:

    -Tôi mua,bán,cầm cố.. điện thoại di động mà không có giấy tờ chứng thực sở hữu của người bán có phạm luật?

    -Những hình phạt có thể sảy ra với tôi khi đối tượng A thật sự là kẻ cắp và bị kết án.

    -Làm thế nào để giảm tối thiểu tổn thất khi dính dáng đến những vụ việc thế này.

     

          Rất mong được sự giúp đỡ,chỉ bảo của các vi luật sự.Tôi xin cảm ơn!

     
    3360 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #270057   19/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn !

    Theo quy định tại điểm e Điều 1 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP thì dịch vụ cầm đồ là nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

    Hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ cầm đồ, điểm i khoản 2 Điều 6 Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định:

    - Khi thực hiện dịch vụ cầm đồ chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở.

    - Đối với những hàng hóa, tài sản cầm đồ thuộc sở hữu của người thứ ba phải có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

    - Không được nhận cầm đồ đối với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

    - Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.

    Điện thoại di động không phải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nên chẳng ai có giấy tờ chứng thực cả. Nhưng trong trường hợp trên nếu anh cầm điện thoại của A không có hợp đồng, không đối chiếu CMND và photo lưu giữ thì anh đã vi phạm quy định trên.

    Nếu thực sự bạn không hề biết đó là đồ phạm pháp, thì cho dù A là kẻ trộm cắp và bị kết án thì bạn cũng không bị xử lý về hình sự. Mà tùy mức độ vi phạm của bạn, bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP:

    Điều 14. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

    1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Sử dụng người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào hoạt động trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định khác về điều kiện an ninh, trật tự khi hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

    b) Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;

    c) Mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

    d) Không báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định và hướng dẫn của Bộ Công an;

    đ) Không có văn bản thông báo về thời gian hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an có thẩm quyền;

    e) Không có văn bản thông báo về tạm ngừng hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Kinh doanh không đúng nội dung, địa điểm quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

    b) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu hoặc đăng ký nhưng không có các giấy tờ đó;

    c) Cầm cố, thế chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định;

    d) Cho mượn, mượn hoặc chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

    đ) Không chấp hành hoặc cản trở việc kiểm tra an ninh, trật tự của cơ quan Công an có thẩm quyền.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

    b) Không thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;

    c) Không thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự, không thực hiện đúng những yêu cầu về các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự hoặc không khai báo tạm trú khi cho người nước ngoài thuê chỗ ở, làm việc;

    d) Sử dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật;

    đ) Tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật;

    e) Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà có.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1; điểm a, d khoản 2; điểm d, đ khoản 3 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.

    Để giảm thiểu tối đa những tổn thất khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ, bạn phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và thực hiện cho đúng các quy định tại Điều 6 Thông tư số 33 nói trên.

    Còn trong tình huống cụ thể này thì nếu thực sự bạn không hề biết chiếc điện thoại A cầm cố là tài sản bất hợp pháp, bạn có quyền yêu cầu A hoàn trả cho bạn số tiền mà bạn đã giao cho A khi cầm điện thoại.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    dkonl (19/06/2013)
  • #270281   19/06/2013

    dkonl
    dkonl

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Rất cảm ơn luật sư BachThanhDC đã trả lời cực kỳ cặn kẽ và thấu đáo cho tôi thêm những kiến  thức thực sự bổ ích.

    tôi xin chân thành cảm ơn!

    chúc cho luật sư cùng  thuvienphapluat ngày một lớn mạnh!

    Cập nhật bởi dkonl ngày 19/06/2013 04:58:13 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dkonl vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (19/06/2013)