Mua Cổ phần ưu đãi Công ty nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #399714 17/09/2015

    Mua Cổ phần ưu đãi Công ty nhà nước

    Xin chào Luật sư!

    Tôi đang làm việc tại Công ty nhà nước và đang tiến hành cổ phần hóa. Tôi có thắc mắc cần nhờ sự giải đáp như sau:

    Ông A được mua số cổ phần ưu đãi tại công ty, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, và ông B cũng làm việc tại Công ty muốn mua số cổ phần ưu đãi của ông A. Nhờ ông A mua hộ và đứng tên ông A. Nhưng sau khi công ty cổ phần xong mới có thể sang tên cho ông B. Vậy làm như thế có được không và nếu được phép như vậy thì áp dụng mẫu đơn nào cam kết là sau khi ông A mua xong cổ phần phải chuyển nhượng cho ông B ko ạ. Cam kết không có tranh chấp.

    Mong Luật sư giải đáp ạ. Xin chân thành cảm ơn

     
    3666 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447298   21/02/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn, dựa trên những thông tin sơ bộ mà bạn cung cấp, tôi xin được góp ý kiến như sau:

    Thứ nhất, Việc ông B nhờ ông A mua hộ và đứng tên sở hữu cổ phần của công ty là hoàn toàn hợp lý. Pháp luật không có quy định nào cấm về việc nhờ người mua hộ và chuyển nhượng cổ phần.

    Thứ hai,  để đảm bảo cam kết sau khi mua xong cổ phần, ông A phải chuyển nhượng lại cho ông B, họ có thể ký kết với nhau một hợp đồng đặt cọc về việc ông A sẽ bán số cổ phần sở hữu trong tương lai cho ông B.

    Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau về hợp đồng đặt cọc:

    Điều 328. Đặt cọc:

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm về điều khoản trong hợp đồng, trong trường hợp ông A sở hữu cổ phần ưu đãi có điều kiện thì khi có đủ các điều kiện ông A phải chuyển nhượng số phần đó sang cho ông B.

    Hiện tại, do các thông tin bạn cung cấp còn hạn chế nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như trên. Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

    Trân trọng!

    Chuyên viên tư vấn, Lê Thị Hoài Thu

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |