Hiện nay, nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lâu lâu lại có công ty bảo hiểm, nhà đất hay ngân hàng nào đó cứ gọi điện thọai giới thiệu, trong khi mình không hề đưa thông tin cá nhân cho họ? Vậy việc này là sao? Và ai phải chịu trách nhiệm cho việc lộ bí mật thông tin này?
Trong thời đại hiện nay, thông tin riêng như tên, địa chỉ nhà, email, số điện thoại… cũng trở nên có giá trị hơn bao giờ hết. Tình trạng bị mua bán; làm lộ, lọt những thông tin cá nhân đã diễn ra nhiều năm nay và ngày càng gia tăng. Đi cùng với đó luôn có một câu hỏi được đặt ra là tại sao khách hàng lại có thể bị lộ, lọt thông tin cá nhân? Qua tìm hiểu thì việc buôn bán này mang lại cho các đối tượng một khoản lợi nhuận lớn. Có thể thấy, việc mua bán thông tin cá nhân một cách dễ dàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều người.
Chỉ cần gõ từ khóa “mua bán data khách hàng” trên trang tìm kiếm, một loạt các trang quảng cáo rao bán danh sách thông tin cá nhân với đầy đủ các ngành nghề, chức vụ,... được phân loại chi tiết theo từng nhóm khách hàng. Việc phân loại danh sách thông tin cá nhân khá chuyên nghiệp, không thiếu một lĩnh vực nào, từ chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm...
Bỏ ra từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng là có thể mua được trọn bộ danh sách khách hàng tiềm năng lên đến hàng chục nghìn người. Còn nếu mua email thì số tiền sẽ rẻ hơn và số địa chỉ email được cung cấp có thể lên đến cả triệu emai.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng là vấn đề thời sự không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Dưới góc độ pháp lý, nước ta đã ban hành một số quy định pháp luật để bảo vệ thông tin khách hàng như sau:
Xuất phát từ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân… được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 thì quyền riêng tư là một trong những quyền nhân thân cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân và trở thành một nguyên tắc hiến định ở nước ta trong xu hướng bảo vệ quyền con người trên thế giới.
-Điều 387 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
-Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc
-Điểm a khoản 5 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì người nào có hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
-Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
Như vậy việc phát tán trái pháp luật thông tin cá nhân của người khách cũng là một hành vi bị nghiêm cấm. Điều 8, Luật An toàn thông tin mạng quy định, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
-Điểm b khoản 1 điều 226 Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009: Hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng. Người phạm tội có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Tóm lại, cho dù đã có chế tài xử phạt; tuy nhiên mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân và thận trọng khi cung cấp những thông tin đó.
Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 27/03/2018 08:41:06 SA
Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 27/03/2018 08:39:50 SA
Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 27/03/2018 08:38:42 SA
Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 27/03/2018 08:03:25 SA
Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 27/03/2018 08:01:56 SA
chỉnh hình thức
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.