MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ §1. Khái niệm và nguyên tắc
1. Phân tích khái niệm vụ án dân sự.
2. Đối tượng phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam? 3. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm hoà giải của Toà án (Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự)?
4. Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự)?
5. Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự) ?
6. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự)?
7. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự)?
8. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử công khai (Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự)? 9. Phân tích nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự)?
10. Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự) ?
11. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan và tổ chức (Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự)?
12. Phân tích nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự)?
13. Phân tích nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự)?
14. Phân tích nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự)?
15. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 14 Bộ luật tố tụng dân sự)?
16. Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng (Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự)?
17. Phân tích nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự (Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự)?
18. Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của toà án (Điều
19 Bộ luật tố tụng dân sự)?
19. Phân tích nguyên tắc tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan và tổ chức (Điều 23 Bộ luật tố tụng dân sự)?
20. Phân tích khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự? 21. A xin ly hôn B được Tòa án xử chấp nhận và quyết định giao cháu C là con chung của vợ chồng cho B nuôi. Tuy B không yêu cầu A cấp dưỡng nuôi con nhưng xét điều kiện kinh tế và thu nhập của A, B Toà án đã quyết định buộc A phải cấp dưỡng nuôi cháu C 500000đồng/tháng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi. Hỏi việc Toà án tự quyết định A phải cấp dưỡng nuôi con có xâm phạm quyền tự định đoạt của đương sự không? Tại sao?
22. A kiện B đòi mười lăm triệu đồng cho vay. Khi Tòa án hòa giải vụ án giúp A, B thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì A và B đã thỏa thuận được với nhau mười lăm ngày sau B sẽ trả cho A mười hai triệu đồng. Thỏa thuận của A và B là tự nguyện và hợp pháp nên đã được Tòa án ra quyết định công nhận. Hỏi quan hệ
giữa A và B phát sinh trong hòa giải vụ án là quan hệ pháp luật dân sự hay quan hệ pháp luật tố tụng? Tại sao?
§2. Thẩm quyền của tòa án
23. Phân tích khái niệm thẩm quyền của Tòa án? Phân biệt thẩm quyền của Tòa án với quyền hạn của Tòa án?
24. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Toà án?
25. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự của Tòa án? 26. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế của Tòa án? 27. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động của Tòa án? 28. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha mẹ cho con của Tòa án?
29. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể của Tòa án? 30. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí của Tòa án?
31. Phân tích thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng của Tòa án?
32. Phân tích thẩm quyền hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và quyền thăm nom con sau khi ly hôn của Tòa án?
33. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ của Tòa án?
34. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự?
35. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại của Tòa án?
36. Phân tích thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện? 37. Phân tích thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh? 38. Trình bày cơ sở pháp luật quy định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu?
39. Phân tích cơ sở pháp luật quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ? 40. Việc chuyển vụ án cho toà án khác và việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền. 41. Phân tích việc nhập và tách vụ án dân sự? Cho ví dụ minh họa? 42. Đối với việc xin ly hôn, người phải đóng góp phí tổn nuôi con xin nộp một lần bằng hiện vật và họ đã nộp đủ. Nay người nuôi con lại đặt vấn đề xin thay đổi việc nuôi con hoặc đóng góp phí tổn nuôi con, toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết không? 43. Năm 1999 Uỷ ban nhân dân tỉnh H giao cho A sử dụng 150 m2 đất và cấp cho A giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó theo Luật đất đai 1993. A đã xây nhà để ở. Đến nay B lại kiện A đòi đất để sử dụng vì năm 2004 B đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2003. Hỏi Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc này theo thủ tục tố tụng dân sự không? Tại sao?