Một số lưu ý khi sử dụng thuật ngữ tiếng Anh pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #420427 02/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Một số lưu ý khi sử dụng thuật ngữ tiếng Anh pháp lý

    Khi nói thuật ngữ khoa học nói chung và thuật ngữ pháp lí nói riêng, người ta thường nhấn mạnh tính đơn nghĩa vì chính tính chất này đảm bảo sự chính xác của thuật ngữ. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều thuật ngữ pháp lí mang tính đa nghĩa, đặc biệt là trong tiếng Anh.

    Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuật ngữ pháp lí trong tiếng Anh

    1. Một thuật ngữ có thể có nhiều nghĩa

    Tính đa nghĩa của một từ hay một thuật ngữ gây không ít khó khăn cho người học, người dạy, người nghiên cứu hay người cán bộ biên, phiên dịch. Như một vài ví dụ sau đây:

    THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CÁC NGHĨA VÍ DỤ
    authority Có tới ba nghĩa là: quyền lực, chính quyền, án lệ hay tiền lệ pháp

    Chẳng hạn câu:

    "A court which is inferior in authority to another court is obliged to follow a court of supeior court authority if called upon to decide upon facts similar to facts already tried by the supeior court "

    Có thể hiểu là: Một toà án thấp hơn về mặt quyền lực đối với một toà án khác thì buộc phải tuân theo một toà án khác có quyền lực cao hơn khi được yêu cầu xét xử bởi toà án cấp cao hơn về mặt chính quyền khi được yêu cầu xét xử những tình tiết tương tự như những tình tiết đã được xét xử bởi một toà án cấp cao đó.

    consider  Nghĩ để đi đến quyết định, cân nhắc xem xét cho rằng

    Trong câu:

    A practitioner who is asked to consider a legal matter will therefore look to the reported decisions of the courts

    Chúng ta có thể hiểu là :

    + Một luật sư hành nghề người được yêu cầu xem xét một vấn đề pháp lí sẽ phải lưu ý tới các án lệ.

    + Một luật sư hành nghề người được yêu cầu cân nhăc kĩ một vấn đề pháp lí sẽ phải lưu ý tới các án lệ.

    jurisdiction Quyền lực thi hành công lí áp dụng các đạo luật, quyền thực thi pháp lý, thẩm quyền xét xử, phạm vi quyền lực pháp lý có thể được thực thi...

    Câu sau đây:

    No distinction between public and private law jurisdiction has existed since the Court or star Chamber was abolished by single judges

    Thì thuật ngữ jurisdiction được hiểu là phạm vi quyền lực hay quyền lực thi hành công lí.

     

    Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều thuật ngữ đa nghĩa như vậy ở các văn bản pháp luật trong tiếng Anh, nhưng khuôn khổ bài viết chỉ có hạn nên không thể nêu hết ra ở đây.

    2. Một khái niệm có thể thể hiện bằng nhiều thuật ngữ.

    Điều này còn gây khó khăn cho người đọc nhiều hơn, vì nếu như một thuật ngữ có nhiều nghĩa, chúng ta có thể tra cứu từ điển và cân nhắc nghĩa của thuật ngữ đó trong những ngữ cảnh cụ thể để chọn ra nghĩa thích hợp nhất, khi một khái niệm được thể hiện bằng nhiều thuật ngữ thì đòi hỏi người đọc không chỉ giỏi tiếng Anh, mà kiến thức còn phải vững vàng về luật pháp của Anh.

    TỪ TIẾNG VIỆT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
    Văn bản pháp luật được ban hành Legislation, statute, enacted law, legislative enactment, Act of Parliament, enacment, written law.
    Án lệ hay tiền lệ  Authority, precendent, law report, case law, binding case
    Giết người Homocide, manslaughter, man killing...
    Ban hành 

    Enact, promulgate...

    Do hệ thống luật pháp của hai nhà nước xuất phát từ những nguồn cơ bản khác nhau, luật Việt Nam thuộc hệ thống Civil law, còn luật Anh thuộc hệ thống Common Law , hay còn gọi là hệ thống pháp luật Anh - Mĩ, vì vậy hai hệ thống luật pháp này có những điểm khác biệt khá hơn. Chính vì vậy, ta không chỉ hiểu đúng và nắm chắc thuật ngữ, mà còn phải tìm hiểu tính đa nghĩa và sử dụng của chúng khi dạy - học tiếng chuyên nghành luật, hay khi sử dụng ngôn ngữ chuyên nghành này trong dịch thuật, nghiên cứu.

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 02/04/2016 12:56:19 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    24704 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    Virtue (04/04/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420611   05/04/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Hình như có nhiều người nhầm lẫn cái này nghiêm trọng lắm nè! >"< Hôm qua mới gặp một trường hợp tương tự!
     

    Hiện tại trên thế giới có 4 hệ thống pháp luật chính:
     
    1. Common Law - Thông Luật - Hệ thống pháp luật Anh Mỹ
    2. Civil Law - Continental Law - Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa - Hệ thống pháp luật Pháp Đức
    3. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa - Pháp luật Việt Nam dựa trên nền tảng hệ thống này. ( Soviet cũ)
    4, Hệ thống pháp luật Hồi giáo.
     
    Việt Nam không thuộc hệ thống pháp luật Civil Law!

     
    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 05/04/2016 08:38:39 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #420614   05/04/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    duongtran.18 viết:

    Hình như có nhiều người nhầm lẫn cái này nghiêm trọng lắm nè! >"< Hôm qua mới gặp một trường hợp tương tự!
     

    Hiện tại trên thế giới có 4 hệ thống pháp luật chính:
     
    1. Common Law - Thông Luật - Hệ thống pháp luật Anh Mỹ
    2. Civil Law - Continental Law - Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa - Hệ thống pháp luật Pháp Đức
    3. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa - Pháp luật Việt Nam dựa trên nền tảng hệ thống này. ( Soviet cũ)
    4, Hệ thống pháp luật Hồi giáo.
     
    Việt Nam không thuộc hệ thống pháp luật Civil Law!


    Bổ sung: Homocide là giết người nói chung, bao gồm tất cả các trường hợp giết người còn lại: cố ý giết người và ngộ sát.

     

    Mình đồng ỳ với bạn là Luật Việt Nam hiện nay, theo truyền thống học thuật, thì được xếp vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Ảnh hưởng của Liên Xô), nhưng trên thực tế nhiều qui định về dân sự, về tố tụng, về hệ thống Toà án lại mang nhiều đặc điểm của Civil Law (do ảnh hưởng từ pháp luật Pháp.)

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/04/2016)
  • #420621   05/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào các bạn, việc chia các hệ thống pháp luật này chỉ mang tính chất tương đối, mỗi bạn đều có cái lý của mình.

    Tuy nhiên, bạn duongtran.18 nói VIệt Nam không thuộc hệ thống Civil law là không đúng, thực chất, hệ thống PL Việt Nam mang nhiều đặc điểm của Civil law, sau này khi thừa nhận án lệ lại mang nhiều đặc điểm của Common law. thuộc dạng hỗn hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    eyestorm (05/04/2016)
  • #420696   05/04/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Xét về đặc điểm thì giữa các hệ thống pháp luật sẽ có nhiều nét tương đồng. 

    Ví dụ như án lệ một số nước trong hệ thống Civil Law vẫn áp dụng nhưng nguồn chính của họ vẫn là pháp luật thành văn.

    Nên không có gì lạ nếu Việt Nam có một số đặc điểm của Civil Law và cả Common Law. Tuy nhiên, không thể vì thế mà xác định Việt Nam thuộc HTPL Dân Luật hay Châu Âu lục địa này được.

    Việt Nam vẫn được xếp vào HTPL XHCN.

     

    Trong sách INTRODUCTION VIETNAMESE LAW do cô Mai Hồng Quỳ chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức và Hội luật gia Việt Nam, năm 2014,  trang 25 có viết như sau:

    "The Vietnamese legal system is fundamentally based on the -Soviet Union’s system of law-, in that ‘law’ means ‘state law’. Law refers to a system of regulation created by state power to regulate all social regulations and guaranteed bt that power. Law refers to state law and not to anything other state law.”

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 05/04/2016 03:20:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #420720   05/04/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    duongtran.18 viết:

    Xét về đặc điểm thì giữa các hệ thống pháp luật sẽ có nhiều nét tương đồng. 

    Ví dụ như án lệ một số nước trong hệ thống Civil Law vẫn áp dụng nhưng nguồn chính của họ vẫn là pháp luật thành văn.

    Nên không có gì lạ nếu Việt Nam có một số đặc điểm của Civil Law và cả Common Law. Tuy nhiên, không thể vì thế mà xác định Việt Nam thuộc HTPL Dân Luật hay Châu Âu lục địa này được.

    Việt Nam vẫn được xếp vào HTPL XHCN.

     

    Trong sách INTRODUCTION VIETNAMESE LAW do cô Mai Hồng Quỳ chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức và Hội luật gia Việt Nam, năm 2014,  trang 25 có viết như sau:

    "The Vietnamese legal system is fundamentally based on the -Soviet Union’s system of law-, in that ‘law’ means ‘state law’. Law refers to a system of regulation created by state power to regulate all social regulations and guaranteed bt that power. Law refers to state law and not to anything other state law.”

    Xét về truyền thống học thuật thì mình hoàn toàn đồng ý với duongtran.18 về việc VN thuộc HTPLXHCN, nhưng về phương diện thực định mình nghĩ nói VN thuộc HTPL Dân luật cũng không hẳn sai :). Bạn có thể tham khảo thử việc phân loại sau đây.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    trang_u (05/04/2016)
  • #420717   05/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Việc phân chia này tùy thuộc vào quan điểm chủ quan, bạn duongtran.18 không thể nói bạn eyestorm sai còn ý kiến của mình đúng, việc bạn nêu căn cứ này cũng chỉ dựa trên quan điểm chủ quan của người viết sách. Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #420721   05/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Thực ra, hệ thống pháp luật XHCN theo Mác Lên nin thì nó chỉ khác về hình thức chứ không phải về mặt kỹ thuật hay phương pháp hình thành và cách thức trình bày Luật. Vì thể, chưa đủ yếu tố để xếp thành 1 hệ thống riêng. 

    Vì vậy trên thế giới, người ta thường thừa nhận 2 hệ thống chính là common law và civil law, ngoài ra còn có hệ thống pháp luật hồi giáo. 

     

     
    Báo quản trị |