Một số điều cần biết về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân”

Chủ đề   RSS   
  • #494519 18/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Một số điều cần biết về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân”

     

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về “Chế độ gặp người thân của phạm nhân” hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc hơn là chế độ thăm nuôi phạm nhân. Trên cơ sở đó, người thân của phạm nhân sẽ có sắp xếp phù hợp để tiến hành thăm phạm nhân trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

    Phạm nhân gồm những ai?

    Trước tiên chúng ta cần hiểu “phạm nhân” theo quy định được hiểu như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định:“ Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân.”

     

    Người thân của phạm nhân gồm những ai?

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định người thân (thân nhân) phạm nhân được gặp phạm nhân là những người sau:

    Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân

    1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

    2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

     

    Trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2011/TT- BCA quy định trình tự thủ tục gặp người thân của phạm nhân. Cụ thể phải qua 02 bước sau:

    Bước 1: Trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

    Bước 2: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi):

    • Giấy chứng minh nhân dân;
    • Hộ chiếu; giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

    Trong đóTrại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp Sổ thăm gặp phạm nhân theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

    Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân.

     

    Thời gian gặp người thân của phạm nhân và các chế độ thăm gặp khác

    Điều 3 thông tư 46/2011/TT- BCA quy định về thời gian và các chế độ thăm gặp người thân của phạm nhân như sau:

    - Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ.

    Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ.

    - Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ.

    - Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút.

     

    Lưu ý: Đối với Phạm nhân là người chưa thành niên: được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 18/06/2018 11:02:19 SA
     
    1797 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận