Một số bất cập khi xử phạt bằng biện pháp "phạt nguội"

Chủ đề   RSS   
  • #525451 12/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Một số bất cập khi xử phạt bằng biện pháp "phạt nguội"

    >>> Cách tra cứu phạt nguội ngay tại nhà

    Việc xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh (hay còn gọi là "phạt nguội") là một bước tiến lớn trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào hoạt động theo dõi, kiểm soát và xử phạt đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông. Thông qua hình ảnh camera, việc trích xuất sẽ đảm bảo đủ 4 yếu tố pháp lý là ghi được: (1) không gian vi phạm, (2) thời gian vi phạm, (3) lỗi vi phạm và (4) phương tiện vi phạm (biển số đăng ký của phương tiện vi phạm).

    Biện pháp này đem lại nhiều hiệu quả tích cực, trong đó có việc đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý, hạn chế được việc xin xỏ khi quy trình xử phạt được thực hiện khép kín. Ở khía cạnh nào đó, biện pháp này sẽ tạo cho người dân ý thức chấp hành pháp luật, vì khi tham gia giao thông, biết khu vực này có camera giám sát thì người dân sẽ tự điều chỉnh hành vi. Đồng thời, hệ thống camera với tính khoa học, chính xác, sẽ xác lập chuẩn hành vi vi phạm, tránh sự đối đầu trực tiếp CSGT với người dân.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta phải thừa nhận hình thức phạt nguội vẫn tồn tại một số bất cập, khó khăn sau:

    + Thứ nhất, một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác phạt nguội là xác định người vi phạm hoặc chủ phương tiện do không tìm thấy địa chỉ của chủ xe. Bởi thực trạng hiện nay, tình trạng mua bán phương tiện giao thông cơ giới, chủ phương tiện chỉ làm thủ tục mua bán mà không làm thủ tục sang tên theo quy định hiện hành vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc chủ xe thay đổi chỗ ở, đi vắng dài ngày, khai không đúng địa chỉ... nên khi người vi phạm nhận được thông báo thì thời gian đã quá lâu, khó xử lý phạt hành chính. Vì vậy, vấn đề tìm được chủ sở hữu của phương tiện gặp rất nhiều khó khăn.

    + Thứ hai, có thể xảy ra trường hợp người vi phạm không phải là chủ xe nhưng chủ xe đã chết; chủ sở hữu đang thi hành án phạt tù, đang thực hiện nghĩa vụ quân sự,…

    + Thứ ba, nhiều trường hợp, khi gửi thông báo cho người vi phạm mà họ không còn nhớ được họ có vi phạm hay không, vi phạm trong trường hợp nào. Như vậy, việc xử phạt không đạt được ý nghĩa là phòng ngừa và răn đe người có hành vi vi phạm hành chính, tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa cao.

    + Thứ tư, cá biệt có trường hợp chủ xe nhận được thông báo của cơ quan chức năng nhưng không thực hiện công tác phối hợp.

    + Thứ năm, không thực hiện việc tạm giữ phương tiện, giấy phép lái xe khi phát hiện vi phạm dẫn đến người vi phạm tiếp tục có những hành vi vi phạm tiếp theo, thậm chí có những vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy, tính phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, thậm chí ngăn chặn tội phạm chưa cao.

    + Thứ sáu, việc xử lý đối với các trường hợp người vi phạm không thực hiện việc chấp hành xử phạt hoặc cố tình trì hoãn… Thay vào đó cơ quan có chức năng phải thực hiện việc cưỡng chế như kê biên tài sản; khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên, để thực hiện việc này cần nhiều thời gian cũng như nhân lực thực hiện. Chưa kể đến các vi phạm có mức phạt không lớn thì việc thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.

    + Thứ bảy, do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng CSGT chưa được triển khai rộng mà chỉ mới tập trung ở một số tuyến trọng điểm. Công tác vận hành, bảo vệ hệ thống giám sát giao thông chưa được quan tâm đúng mức. Một số điểm lắp đặt thiết bị giám sát thường xuyên mất điện, nguồn điện ắc quy dự phòng không đủ cung cấp cho hoạt động của thiết bị và đã xảy ra mất cắp thiết bị hoặc bị phá hoại.

    Như vậy, có thể thấy việc xử phạt nguội vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông còn nhiều khó khăn, bất cập. Đây là một bài toán khó đòi hỏi các cơ quan chức năng sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện về mặt pháp lý và cơ chế thực hiện.

    Nguồn: Tổng hợp

     
    1147 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận