Một "cuộc biểu diễn" sẽ tạo ra quyền lợi cho những ai?

Chủ đề   RSS   
  • #498111 30/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Một "cuộc biểu diễn" sẽ tạo ra quyền lợi cho những ai?

    Những tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra cuộc biểu diễn là chủ thể quyền đối với cuộc biểu diễn đó. Để tạo ra cuộc biểu diễn có sự đóng góp công sức sáng tạo, đầu tư của:

    - Thứ nhất, người biểu diễn (theo Khoản 1 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)): diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

    - Thứ hai, tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, theo khoản 1 Điều 44 Luật SHTT, các tổ chức, cá nhân này là chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

    Người biểu diễn và chủ sở hữu cuộc biểu diễn sẽ cùng nhau chia sẻ những lợi ích tinh thần và kinh tế từ việc bảo hộ quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn theo nguyên tắc: Người trực tiếp đóng góp công sức sáng tạo (người biểu diễn) sẽ hưởng các quyền nhân thân đối với cuộc biểu diễn và được trả thù lao từ việc khai thác cuộc biểu diễn; người đầu tư vào việc thực hiện cuộc biểu diễn (chủ sở hữu cuộc biểu diễn) sẽ hưởng các quyền tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

                       

    Như vậy, nếu người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì sẽ có toàn bộ các quyền nhân thân và tài sản đối với cuộc biểu diễn.

    Quyền nhân thân: Theo khoản 2 Điều 29 Luật SHTT, bao gồm:

    - Được giới trhiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

    - Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

    Quyền tài sản: Theo khoản 3 Điều 29 Luật SHTT, quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn bao gồm:

    - Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

    - Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

    - Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

    - Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

    Chủ sở hữu cuộc biểu diễn có độc quyền trong việc thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền tài sản nêu trên. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không có quy định.

     
    2264 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận