@hungmaiusa
Chúng ta là dân luật, nói gì cũng đều phải có căn cứ, dựa trên cơ sở pháp luật. Tất nhiên là chúng ta có quyền suy diễn luật, nhưng đấy chỉ là câu trần thuật, không phải câu khẳng định.
Bạn có thể chỉ cho tôi căn cứ pháp lý nào quy định Luật có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định, Thông tư không ?
Còn chuyện VB dưới luật là hướng dẫn hay giải thích thì nó phụ thuộc vào cách hiểu nghĩa của tiếng Việt của mỗi người. Tôi không tranh luận với bạn. Tôi xin trích vài ví dụ:
Luật Thi hành án quy định có nói đến sự kiện bất khả kháng, nhưng không nói nó là gì, như thế nào. Nếu không có quy định khác thì sẽ áp dụng BLDS để làm căn cứ. Nhưng Nghị định 58/2009/NĐ-CP lại có quy định về sự kiện bất khả kháng là như thế nào.
Việc nhiều văn bản dưới luật khác lại cũng quy định chi tiết các khái niệm, thuật ngữ được ban hành trong luật thì đây là giải thích luật hay hướng dẫn luật !? Còn nhiều vấn đề khác mà tôi chưa ví dụ cho bạn.
Chỉ có thể xác định 1 quy phạm là hướng dẫn luật khi nó không quy định mở rộng, không chi tiết hoá, không xác định thêm các quyền và nghĩa vụ khác ... của quy phạm gốc.
Tôi xin ví dụ thêm cho bạn. Ví dụ như quy phạm này:
"Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành."
Việc quy định như sau: "Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản trên không theo quy định tại điều ... thì đều không có giá trị pháp lý. Ví dụ: mọi quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ" => Đây là hướng dẫn luật.
Việc quy định như sau: "Trong trường hợp các quy định khác ban hành trước đây trái với quy định tại văn bản này, nhưng tập hợp ở nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định các quy phạm có hiệu lực, thì cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quy phạm có kết cấu sau mọi quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ để xác định hiệu lực văn bản" => Đây là giải thích luật.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.