Theo đó, Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tuyển dụng công chức cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
c) Tuyển dụng người có tài năng đặc biệt.
Quy định hiện hành: chỉ nêu trường hợp đối tượng đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển công chức nếu cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Đây là nội dung đang được dự thảo tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và Luật viên chức
Ngoài ra, dự thảo còn quy định TĂNG thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật với Cán bộ, công chức, viên chức so với quy định hiện hành
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. (Tăng 36 tháng so với quy định hiện hành)
* Đối với các hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
- Cán bộ, công chức đang công tác hoặc cán bộ, công chức sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc có hành vi vi phạm nghiêm trọng đã bị xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức khai trừ khỏi đảng.
- Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả, không hợp pháp.
* Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày (quy định hiện hành "không quá 2 tháng"); trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 150 ngày (quy định hiện hành “không quá 04 tháng”)
* Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc chocơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.”.
Dự thảo còn sửa đổi, bổ sung một số nội dung về:
- Chính sách đối với người có tài năng
- Phân loại đánh giá cán bộ
- Các loại hợp đồng làm việc của viên chức
- Nội dung đánh giá viên chức
-...
Xem chi tiết tại file đính kèm:
Cập nhật bởi TuyenMyn ngày 25/01/2019 03:29:17 CH