Mối quan hệ giữa Pháp luật và chính trị như thế này đã đúng chưa?

Chủ đề   RSS   
  • #16996 23/10/2009

    thuank3412

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mối quan hệ giữa Pháp luật và chính trị như thế này đã đúng chưa?

    Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị

    a/Pháp luật với chính trị trong việc hình thành,tổ chức bộ máy nhà nước.

    Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp. tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều bộ phận. Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định rõ mối quan hệ giữa chúng đúng chức năng, thẩm quyền trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan.Đồng thời phải xác định rõ mối quan hệ giữa chúng phải có những phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở vững chắc của những quy định của pháp luật. Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đày đủ,đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp chồng chéo thực hiện không đúng chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Pháp luật còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân trong bộ máy nhà nước.

               Ngược lại,bộ máy nhà nước cũng tác động trực tiếp tới pháp luật. Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được hệ thống pháp luật phù hợp với đất nước thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, pháp luật trở nên tiến bộ và thể hiện đúng vai trò của mình. Chẳng hạn như sau các cuộc cách mạng tư sản, với tư cách là một lực lương tiến bộ trong xã hội, giai cấp tư sản lên nắm quyền đã ban hành hệ thống pháp luật tiến bộ phục vụ lợi ích của nhân dân lao động như các bản hiến pháp của các nước Mỹ, Pháp…Tuy nhiên,khi sự phát triển đến chế độ đế quốc tư bản chủ nghĩa, với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hệ thống pháp luật của các nước tư sản đi sâu vào bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản nên pháp luật đã bị làm mất tính tích cực vốn có của nó.                           

    b/Pháp luật với chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia.

                Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển của quan hệ bang giao cũng đòi hỏi ở pháp luật của các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kì phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ, ở nước ta thời kì trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách ngoại giao khép kín. Nước ta chỉ quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị với các nước xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật của nước ta ngăn cấm hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài. Trong thời đại mở cửa và Quốc tế hóa như hiện nay điều đó không còn phù hợp nữa. Đường lối ngoại giao của nước ta đã có sự thay đổi căn bản. Hiện nay, chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biêt 11/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Sự thay đổi đó thể hiện trong các bộ luật như Luật Đầu tư, Luật Thương Mại… Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm thuế… Những chính sách đó được thể hiện tập trung trong pháp luật Việt Nam hiện hành.

    c/Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị.     

              Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất trong quan hệ với đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật. Ví dụ, những năm trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên  pháp luật của các xã hội chủ nghĩa đều thiết lập và củng cố cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, trên cơ sở thiết lập càng nhiều càng nhanh chế độ công hữu về tư liệu sản xuất càng tốt.Phương hướng phát triển của pháp luật của pháp luật trong một đất nước là do đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền (Đảng cầm quyền) chỉ đạo. Đương nhiên chính sách của lực lượng cầm quyền phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị-xã hội trong đất nước.

     2.3/Pháp luật và chính trị tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?#00007f; FONT-FAMILY: Arial; LETTER-SPACING: -0.4pt">

    Về pháp luật: Để phát triển kinh tế cần vốn vật chất và trình độ công nghệ. Mục tiêu phát triển kinh tế chỉ đạt được khi giá trị của chúng tăng lên và có hiệu ứng xã hội tích cực sau một vòng đời đầu tư. Trong vòng đời phát triển của dự án luôn phát sinh các chi phí kinh tế, chi phí xã hội, thậm chí có tham nhũng làm thất thoát hai loại vốn này. Một hệ thống pháp luật tốt giúp tạo ra một xã hội năng động (để khuyến khích người tham gia sản xuất đóng góp sức lao động làm tăng năng suất) hạn chế các chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, khung pháp luật có thể tạo ra vốn, theo Hernando De Soto (2000) nguyên nhân chậm phát triển của một số quốc gia theo thể chế tư bản chủ nghĩa mới ở Châu Phi là do thiếu một khung pháp luật để chính thức hóa quyền tài sản cho mọi người có “vốn sống” tham gia vào thị trường tài chính. De Soto cho rằng, vốn không chỉ đóng vai trò đầu vào cho sản xuất mà còn đóng vai trò là vật cầm cố. Xây dựng khung pháp luật xác nhận quyền sở hữu tài sản như đất đai, nhà cửa, xe cộ... cho người dân có thể cầm cố vay vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

                Về chính trị: Chế độ chính trị quyết định tính thực thi pháp luật một quốc gia. Những quốc gia có sự tách biệt giữa cơ quan lập pháp và hành pháp sẽ phát huy tính thực thi của pháp luật hơn, ngược lại đối với các quốc gia chưa có sự tách biệt giữa công tác lập pháp và hành pháp thì tính thực thi của pháp luật không cao. Sự tách biệt cơ quan hành pháp và lập pháp sẽ đảm bảo được tính minh bạch trong thực thi pháp luật, tạo môi trường tốt cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trong trường hợp này đòi hỏi vốn xã hôi phải cao mới có cơ may phát triển kinh tế.

                Bên cạnh đó chính trị sẽ góp phần xác lập môi trường đầu tư, chẳng hạn như môi trường ổn định, chi phí giao dịch, thủ tục pháp lý... là những biến số đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư. Quan điểm phát triển kinh tế cũng là một hình dạng của thể chế chính trị, nó quyết định sức thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế của quốc một quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chế độ chính trị của các quốc gia đang có xu hướng hội tụ về bản chất. Việc hội tụ này nhằm giúp sự di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia dễ dàng hơn. Lúc đó vốn xã hội và văn hóa sẽ là nguồn lực chủ yếu phân giữa các quốc gia
     
    74578 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuank3412 vì bài viết hữu ích
    thaihien3110 (24/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận