Mối quan hệ giữa nơi cư trú và hành vi phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #466522 01/09/2017

    Mối quan hệ giữa nơi cư trú và hành vi phạm tội

    Nơi cư trú:

    v    Thế nào là nơi cư trú của công dân?

    Theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú và khoản 2 Điều 1 Nghị định 56/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú:

    “2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 4. Nơi cư trú của công dân

    1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

    Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người.

    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

    Như vậy, nơi cư trú của công dân  chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

    v    Ý nghĩa của nơi cư trú?

    Xét về khía cạnh tội phạm học, nơi cư trú là môi trường của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân con người, nó thể hiện quá trình xã hội hóa của cá nhân, xác định vai trò, vị trí của mỗi cá nhân trong môi trong môi trường lớn. Vì vậy yếu tố này có thể ảnh hưởng đến một số đặc điểm thuộc tâm lý cá nhân như yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen, nét tính cách đặc trưng của địa bàn cư trú.Điều này rất có ý nghĩa trong hoạt động dự báo và phòng ngừa tội phạm.

    Nơi cư trú, nơi sinh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Bản chất nơi cư trú đã chứa đựng các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa đặc thù. Nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tội phạm thường tập chung ở các thành phố lớn,.

    Nghiên cứu đặc điểm này cho phép chúng ta nhận thức được tỉ lệ phạm tội theo khu vực cư trú, cơ cấu của tình hình tội phạm theo vùng miền, khu vực khác nhau.

    v    Mối quan hệ giữa nơi cư trú và hành vi phạm tội:

    Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện với hậu quả của tội phạm thì  bản thân nguyên nhân không thể làm phát sinh hậu quả nếu thiếu những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để phát sinh hậu quả. Xét về nguyên nhân và điều kiện tình hình tộ phạm thì tính tiêu cực của nguyên nhân điều kiện tình hình tội phạm đươc thể hiện ở xu thế chống đối, đi ngược lại những quá trình vận động và phát triển của đời sống xã hội. Tính chất ngược chiều của các quá trình và khuynh hướng xã hội khác nhâu đã tạo ra những mâu thuẫn trong nội tại xã hội, đặc biệt là ở các thành phố lớn với sự phát triển và mật độ đô thị hóa cao thì mâu thuẫn trên càng lớn. Tại các thành phố lớn trên cả nước thì những mặt trái  của nền kinh tế thị trường, những tác động từ mặt trái của sự hội nhập kinh tế toàn cầu, mặt trái của sự phát triển khoa học công nhệ cũng như xu thế đô thị hóa và hiện đại hóa trong tình hình hiện nay làm phát sinh những tội phạm lớn hơn và phức tạp hơn.

    · Về môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú.Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn lối sống cũng như những phẩm chât đạo đức cá nhân. Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh an toàn, mọi người biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoành hành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì có thể nói đây là môi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tổ tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến nhhững người thiếu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.

    · Về môi trường xã hội vĩ mô: Môi trường xã hội vĩ mô cũng cò vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt kê một số nhân tố sau:

    + Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội...

    + Tác động của chính sách, pháp luật: Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được Coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lòng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không công bằng, thiếu thoả đáng... Vỉ dụ: Quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lòng tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công. Hoạt động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa đồng bộ, lòng lẻo, thiếu kiên quyết trong xử lí vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lí vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: Việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân. + Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ ừào lưu văn hoá ngoại lai không lành mạnh...

    · Xét về nguyên nhân và điều kiện tinh hình tội phạm thì tính tiêu cực của nguyên nhân điều kiện tình hình tội phạm đươc thể hiện ở xu thế chống đối, đi ngược lại những quá trình vận động và phát triển của đời sống xã hội.Tính chất ngược chiều của các quá trình và khuynh hướng xã hội khác nhâu đã tạo ra những mâu thuẫn trong nội tại xã hội, đặc biệt là ở các thành phố lớn với sự phát triển và mật độ đô thị hóa cao thì mâu thuẫn trên càng lớn. Tại các thành phố lớn trên cả nước thì những mặt trái  của nền kinh tế thị trường, những tác động từ mặt trái của sự hội nhập kinh tế toàn cầu, mặt trái của sự phát triển khoa học công nhệ cũng như xu thế đô thị hóa và hiện đại hóa trong tình hình hiện nay làm phát sinh những tội phạm lớn hơn và phức tạp hơn.

    v    Đánh giá xu hướng:

    Khi nghiên cứu về nơi cư trú, tội phạm học nhận thấy tình hình tội phạm thường tập trung ở những thành phố lớn, những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ dịch chuyển cơ cấu xã hội ở mức cao. Đặc biệt tội phạm cũng thường phát sinh ở những địa bàn có sự giáp ranh về địa giới hành chính, có sự khó khăn trong việc quan hệ xã hội, quan hệ con người.Ví dụ Tam giác Hà nội - Qủang ninh - Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần thơ. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, thì tội phạm đang có chiều hướng gia tăng ở các khu vực có mức độ đô thị hóa cao, ở một số khu vực ráp gianh về địa giới hành chính, những khu vực đang có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu dân cư, cơ cấu kinh tế, ngành nghề.

    Xét về cơ số tội phạm theo số dân cũng như theo diện tích địa lý thì cơ số tội phạm ở các thành phố lớn vẫn chiếm đa số. Ở các địa phương cũng vậy, tỷ lệ tội phạm cao thường diễn ra ở những vùng có kinh tế phát triển, có nhiều nơi vui chơi, giải trí. Trong những năm gần đây, tội phạm ở nông thôn cũng không ngừng gia tăng cả về số hành vi phạm tội, số bị cáo và số vụ án. Tính chất các vụ án ngày càng phức tạp hơn, nguy hiểm hơn, các vụ án có đồng phạm cũng gia tăng không ngừng.  

     
    4099 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận