mọi người ơi ! giúp em với

Chủ đề   RSS   
  • #16897 09/09/2009

    duongmiss

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mọi người ơi ! giúp em với

    -Ngày 7/5/2005 giám đốc công ty dệt may A kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn với anh B làm công nhân dệt may. Ngày 10/4/2006, anh B được cử đi học nghề in hoa ở đài loan 1 năm với điều kiện sau khi học xong làm việc cho công ty A 3 năm. Ngày 13/10/2006 vì đã đủ trình độ làm việc theo yêu cầu của công ti A , anh B về nước sau 6 tháng học nghề và được phân công làm việc ở bộ phận in hoa.
      -Ngày 15/4/2008, anh B làm đơn xin nghỉ việc với lí do: bị giao việc trái nghề (kí hợp đồng làm thợ dệt nhưng công ti lại yêu cầu làm ở bộ phận in hoa), đã làm đủ thời gian cam kết cho công ti (học nghề 6 tháng thì chỉ làm 1/2 thời gian cam kết), lương thấp.
    Ngày 15/5/2008, anh B nghỉ việc. Công ti gửi fax yêu cầu anh B đến công ti làm việc và hứa sẽ xem xét nâng lương, nhưng anh B không đồng ý.Hỏi:
      -anh B chấm dứt hợp đồng lao động với công ti A có hợp pháp không? tại sao?
      -theo quy định của pháp luật , khi thôi việc như vậy , anh B phải chịu trách nhiệm như thế nào với công ty A và anh B có được hưởng quyền lợi gì không? 

     
    3383 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #16898   09/09/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Đây là bài tập của bạn, vì vậy tôi sẽ không trả lời giúp bạn đâu, chỉ có vài gợi ý cho bạn như sau

    1. Việc thứ nhất - anh B chấm dứt hợp đồng lao động có đúng luật hay không : Vui lòng tham khảo luật lao động điều 37, lưu ý ngày báo trước là ngày làm việc.

    2. Việc thứ hai - anh B có phải đền bù chi phí đào tạo hay không : Tham khảo điều 41 luật lao động, nghị định 44/2003, nghị định 139/2006 (thay thế nghị định 02/2001).

    3. Về quyền lợi của anh B : Tham khảo điều 41, 42 luật lao động. 

    Chúc bạn học giỏi.
     
    Báo quản trị |