Mình không hiểu bạn tìm kiểu gì nữa, trong wiki luôn có những thông tin dạng này mà:
Tù nhân lương tâm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tù nhân lương tâm (tiếng Anh : Prisoner of conscience) là một thuật ngữ được đặt ra bởi các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế trong đầu thập niên 1960. Thuật ngữ này có thể đề cập đến bất cứ ai bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống của họ, miễn là họ đã không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực. Thuật ngữ này cũng chỉ những người đã bị cầm tù và / hoặc bị bách hại vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ cách không bạo động.
[sửa] Định nghĩa
Ngày 28 tháng 5 năm 1961, bài báo Các tù nhân bị bỏ quên đã khởi đầu chiến dịch Lời kêu gọi cho Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 1961 và lần đầu thuật ngữ tù nhân lương tâm được định nghĩa [1].
. Bất kỳ người nào mà thân xác bị kiềm chế (do bị cầm tù hay cách khác) vì biểu lộ - dưới mọi hình thức của các từ ngữ hoặc ký hiệu - bất kỳ ý kiến mà họ quan niệm một cách trung thực và không ủng hộ hoặc chấp nhận việc bạo hành cá nhân". Chúng tôi cũng loại trừ những người đã âm mưu với một chính phủ nước ngoài để lật đổ chính phủ của chính họ.
Các mục tiêu chính cho chiến dịch kéo dài một năm này, được thành lập bởi luật sư người Anh Peter Benenson và một nhóm nhỏ các nhà văn, học giả, luật sư, đặc biệt là người thuộc giáo phái Quaker hoạt động cho hòa bình Eric Baker, là xác định từng cá nhân các "tù nhân lương tâm" trên toàn thế giới và sau đó đấu tranh có tổ chức cho việc phóng thích họ. Trong đầu năm 1962 chiến dịch đã nhận được hỗ trợ đủ của công chúng để trở thành một tổ chức thường trực và được đổi tên thành Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Theo luật pháp nước Anh, Tổ chức Ân xá Quốc tế được xếp loại là một tổ chức chính trị và do đó bị loại trừ khỏi cương vị tổ chức từ thiện được miễn thuế [2]. Để làm việc cho mục đích này, "Quỹ vì người bị bức hại" được thành lập vào năm 1962 để nhận của cải quyên tặng để hỗ trợ cho tù nhân và gia đình họ. Quỹ này sau đó được đổi tên thành "Quỹ chống án cho các tù nhân lương tâm" và ngày nay là một quỹ từ thiện riêng biệt và độc lập cung cấp cứu trợ và phục hồi chức năng cho các tù nhân lương tâm ở Anh và trên khắp thế giới[3]. Từ khi thành lập, Tổ chức Ân xá quốc tế đã làm áp lực các chính phủ để giải phóng những người mà Tổ chức này coi là tù nhân lương tâm [4][5]Ngược lại, chính phủ các nước có xu hướng phủ nhận rằng các tù nhân đặc thù được Tổ chức Ân xá quốc tế xác định là tù nhân lương tâm, trên thực tế, thực sự là một mối đe dọa cho an ninh của đất nước[6]. Cụm từ này hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các cuộc thảo luận chính trị để mô tả một tù nhân chính trị, đã hoặc chưa được tổ chức Ân xá Quốc tế nhìn nhận, tuy cụm từ có một phạm vi và định nghĩa khác nhau hơn là tù nhân chính trị[7].
[sửa] Một số tù nhân lương tâm
- Tal Mallohi một blogger 19 tuổi người Syria, bị chế độ độc tàì Syria cáo buộc tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ. [8]
- Mohamed Nasheed, đương kim tổng thống Maldives, cựu nghị sĩ và nhà báo, bị giam giữ không liên tục từ năm 1991-2006 ở Maldives.[9]
- Kareem Amer, bị giam giữ 2005, 2006- ở Ai Cập vì đăng các bài kêu gọi chống nhà cầm quyền trên mạng Internet và theo chủ nghĩa vô thần[10]
- Anwar Ibrahim, lãnh tụ phe đối lập, bị giam cầm từ 1998-2004, 2008 vì tội hối lộ và tội tình dục phi tự nhiên (sodomy) ở Malaysia, hiện bị cáo buộc tội tình dục phi tự nhiên[11]
- Travis Bishop, trung sĩ quân đội, bị giam từ 2009- về tội bất tuân lệnh cấp trên tại Hoa Kỳ, sau khi từ chối tham gia hành quân ở Afghanistan[12]
- Chia Thye Poh, cựu nghị sĩ đối lập, bị giam từ 1966-1998 ở Singapore vị bị tình nghi có liên hệ với đảng Cộng sản Malaya[13]
- Valery Levaneuski – lãnh tụ phe đối lập, bị tù từ 2004-2006 ở Belarus về tội mạ lỵ tổng thống Belarus[14]
- Jacinta Francisco Marcial, bị giam từ 2006-2009 ở Mexico về tội bắt cóc các nhân viên Cục điều tra Liên bang[15]
- Karpal Singh, luật sư và nghị sĩ đối lập, bị tù từ 1987-1989 về tội xúi giục nổi loạn ở Malaysia, hiện đang bị cáo buộc tội xúi giục nổi loạn[16]
- Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phe đối lập, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bị giam cầm từ 1989-1995, 2000-2002, 2003- ở Myanma[17]
- Ayşe Nur Zarakolu, thỉnh thoảng bị bắt giam từ 1982 cho tới khi bà qua đời năm 2002 ở Thổ Nhĩ Kỳ về tội vi phạm luật báo chí[18]
- Cù Huy Hà Vũ, Việt Nam, bị bắt và kết án bởi Toà Án Việt Nam về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam" theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự - Hiến Pháp nước Việt Nam. [19]
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B9_nh%C3%A2n_l%C6%B0%C6%A1ng_t%C3%A2mVới luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.