Mối lo ngại từ công nghệ Deepfake và làm thế nào để tránh bị lừa đảo từ công nghệ AI này?

Chủ đề   RSS   
  • #601644 04/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Mối lo ngại từ công nghệ Deepfake và làm thế nào để tránh bị lừa đảo từ công nghệ AI này?

    Công nghệ AI Deepfake hiện đang được bàn tán nhiều tại các nước châu  u và Mỹ. Người dân và Chính phủ các nước này đang phải đấu tranh với vấn nạn lừa đảo tinh vi thông qua công nghệ Deepfake.
     
    Vậy công nghệ Deepfake là gì? Và tại sao loại công nghệ mới này dù có là người hay cảnh giác cũng phải bị lựa? Thì bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về Deepfake và cách phòng, chống lừa đảo.
     
    lam-the-nao-de-tranh-bi-lua-dao-tu-cong-nghe-deepfake?
     
    1. Công nghệ Deepfake là gì?
     
    Những năm gần đây nhiều công nghệ AI hỗ trợ con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn như Chat GPT gây “shock” toàn cầu vì vấn đề nào cũng được giải đáp và thực hiện giùm, tuy nhiên hệ lụy kèm theo cũng rất nhiều nếu chúng ta không ứng dụng đúng cách.
     
    Thì Deepfake cũng thế đây là công nghệ AI giả mạo giọng nói, gương mặt hay còn gọi là Deepfake, với một thuật toán sẽ giả lập bản chính và thuật toán thứ hai sẽ kiểm tra thuật toán một cho đến khi không phân biệt được. Qua đó, các đối tượng xấu sẽ giăng ra những cái bẫy mà cả những người đa nghi cũng vẫn có thể vướng vào.
     
    Trước đó, Deepfake thường xuyên được dùng hỗ trợ cho ngành làm phim, quay video với tác dụng giả mạo giọng nói trong những phân đoạn không có người thay thế thì Deepfake sẽ giả giọng và cấu hình người dùng sử dụng.
     
    2. Hiện trạng và cách ứng phó tại các nước
     
    Xuất phát điểm của ứng dụng này là tại các nước  u, Mỹ nên chỉ khi việc lừa đảo đang tăng lên một cách báo động thì Chính phủ các khu vực này mới ban hành các biện pháp lừa đảo.
     
    Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội chính là tiền đề cho những kẻ xấu thực hiện, người dùng thường sử dụng các thông tin cá nhân, hình ảnh của mình lên trên mạng xã hội. 
     
    Tuy nhiên, việc tiết lộ thông tin cá nhân quá nhiều sẽ là cơ sở để kẻ xấu sử dụng thông qua Deepfake để lừa đảo những người có quen biết với mình. Đặc biệt có thể hủy hoại thanh danh của cá nhân hoặc của doanh nghiệp, thao túng dư luận, vận động đám đông, hoặc tác động vào chính trị.
     
    Với vấn nạn này các nước châu  u đã bắt đầu quan tâm ngay từ năm 2017 bằng việc áp dụng các điều khoản đã có sẵn trong Luật Hình sự liên quan tới gian lận, mạo phạm danh tính, vu khống và phỉ báng để ngăn chặn. 
     
    Sau đó, các nước châu  u sẽ sửa luật hoặc ra luật mới nhằm ngăn chặn ý đồ xấu nhưng vẫn cho phép video giải trí hoặc châm biếm để đảm bảo tự do ngôn luận và tự do sáng tác.
     
    Trong đó, một số đạo luật mới sẽ ra đời có một chi tiết quan trọng là bắt buộc các video Deepfake phải thông báo rõ ràng cho người xem, ngay từ đầu và trong toàn bộ video, đó là giả.
     
    Tại Trung Quốc, đối với quốc gia tỷ dân này việc để Deepfake xâm nhập tràn lan sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và chính trị vì thế từ ngày 10/1/2023, Trung Quốc đã đưa ra đạo luật kiểm soát những công nghệ AI như Deepfake. 
     
    Đây được cho là bộ luật chi tiết nhất được một quốc gia đưa ra cho tới thời điểm này, việc quản lý Deepfake ở Trung Quốc tương đối thuận lợi vì các luật liên quan đã khá đầy đủ.
     
    3. Deepfake tại Việt Nam và cách thức phòng, tránh lừa đảo
     
    Hiện tại Việt Nam chưa xuất hiện hiện tượng lừa đảo bằng Deepfake nhưng cách thức giả dạng người quen từ những thông tin thu thập được từ mạng xã hội thì đã xảy ra. Do đó, nếu kết hợp với công nghệ mới này sẽ rất nguy hiểm cho người dân. 
     
    Vì vậy, Việt Nam hiện cũng đang nghiên cứu các luật điều chỉnh những công nghệ mới sớm, đồng thời tuyên truyền cho người dân cảnh giác với các dấu hiệu đáng ngờ. Nếu bạn nhận được một cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền gấp, trước tiên hãy bình tĩnh và xác minh thông tin:
     
    - Liên lạc với người thân, bạn bè xem có đúng là họ cần tiền không.
     
    - Kiểm tra kỹ số tài khoản được yêu cầu chuyển tiền. Nếu là tài khoản lạ, tốt nhất là không nên tiến hành giao dịch.
     
    - Nếu cuộc gọi từ người tự xưng là đại diện cho ngân hàng, hãy gác máy và gọi trực tiếp cho ngân hàng để xác nhận cuộc gọi vừa rồi có đúng là ngân hàng thực hiện hay không.
     
    - Các cuộc gọi thoại hay video có chất lượng kém, chập chờn là một yếu tố để bạn nghi ngờ người gọi cũng như tính xác thực của cuộc gọi.
     
    1356 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (25/04/2023) admin (05/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận